Giải pháp tối ưu hóa kinh doanh trên Fanpage

0
686

Mục đích của những giải pháp dưới đây là nhằm gia tăng sự tương tác, qua đó thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu và mua hàng, điều góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của bạn.

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để tận dụng tối ưu fanpage Facebook cho kinh doanh, bạn không phải người duy nhất. Với hơn 1,44 tỷ người dùng hàng tháng, mạng xã hội Facebook là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong khi một vài doanh nghiệp chỉ có 1 trang Facebook vì mục đích theo trào lưu, bạn có thể học cách để tận dụng tối đa trang fanpage Facebook để nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc áp dụng những giải pháp tốt nhất.

Sau đây là 10 điều bạn có thể làm để thúc đẩy trang Facebook của mình bay cao:

1. Cập nhật những bức ảnh hậu trường

Hãy tưởng tượng bạn đang muốn tìm một cố vấn. Bạn bấm vào một quảng cáo và tới được trang web. Tất cả đều trông rất tuyệt và được chăm sóc nội dung cẩn thận nhưng trang “Về chúng tôi” và bức ảnh của người cố vấn không được tìm thấy.

Nếu bạn không hiển thị những bức ảnh hay video hậu trường trên trang Facebook của mình, bạn cũng sẽ vô danh như trang web của vị cố vấn này.

2. Tạo danh mục video

Các video được đưa trực tiếp lên Facebook, và không được nhúng từ YouTube, ví dụ, có thể được đưa vào các danh mục. Hãy cho khách xem các video hướng dẫn, các tính năng sản phẩm mới, một chuỗi các video hậu trường và hơn thế, tất cả đều có thể xuất hiện tốt hơn trên dòng thời gian của mọi người theo từng danh mục và được lan truyền.

3. Kiểm tra nút gọi-để-hành động trên đầu trang

Các trang Facebook có thể cung cấp chức năng tạo một nút gọi-để-làm (nút tạo liên kết) trên đầu trang. Nếu nút bấm đó đã được kích hoạt bởi Facebook, bạn sẽ thấy nút “Tạo nút Gọi để làm” ở phía dưới cùng bên phải phần đầu trang Facebook của mình.

Hãy kiểm tra lần lượt kết quả hoạt động của các nút liên kết được tạo ra dẫn tới các mục như sản phẩm bán chạy nhất, sản phẩm ưa thích nhất và trang web được khách xem nhiều nhất. Thường là “Xem Video”, “Mua ngay”, và “Liên hệ chúng tôi” là những lựa chọn tốt để bắt đầu.

4. Chia sẻ những đề xuất độc quyền

Cho mọi người một lý do để trở lại trang Facebook của bạn. Chia sẻ các mặt hàng làm quà tặng, những cơ hội đặc biệt sẽ hết hạn trong vòng 24 giờ sau khi đăng. Nếu bạn đã phát triển thành công mức độ tương tác khách hàng trên trang của bạn, hãy thử những khoảng thời gian đáo hạn sớm hơn như là 60 phút hay cho mọi người bầu chọn người chiến thắng trong những bài nộp của những người hâm mộ (ví dụ: bức ảnh chụp đẹp nhất với sản phẩm).

5. Tổ chức một cuộc thi

Một trong những lý do chính mà nhiều người dành rất nhiều thời gian trên Facebook là bởi vì nó có tính giải trí. Hãy đăng một bức ảnh hài hước và tổ chức một cuộc thi chú thích để giữ cho những người hâm mộ có cơ hội giải trí và thu hút những người mới tới trang của bạn.

Các cuộc thi không nhất thiết phải có quà là phiếu mua hàng hay những phần thưởng tài chính như giảm giá hay hàng miễn phí.

6. Tương tác với các trang Facebook khác

Hãy bình luận bằng tên trang của bạn trên các trang kinh doanh khác và “Like” trang nhân viên của bạn, công ty gần bạn nếu bạn có một địa chỉ cụ thể, các doanh nghiệp bạn đang hợp tác cùng hay các công ty mà bạn đang sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của họ.

Những trang được Like và đánh dấu – tag sẽ thường đáp trả ân huệ đó và nhắc đến hay Like trang của bạn, vốn là hình thức quảng bá miễn phí. Bất kì trang nào bạn thích bằng trang của bạn có thể được hiển thị ở phía bên trái.

7. Ăn mừng các cột mốc

Hãy để những người hâm mộ biết điều gì đang diễn ra với trang của bạn để họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng. Hãy sử dụng Google Analytics và đăng những cập nhật về những vùng địa lý nào liên quan đến những người mới like. Điều đó làm tăng cơ hội rằng những người hâm mộ này cảm thấy họ được chú ý và bấm Like hay bình luận vốn sẽ làm bài đăng của bạn hiện trên dòng thời gian của họ.

8. Tạo một mục tùy chỉnh

Các mục tùy chỉnh yêu cầu một số kỹ năng lập trình nhưng rất đáng xem xét đối với bất kì doanh nghiệp nào tập trung nhiều hơn thay vì chỉ một số ít khách hàng. Trao đổi trực tiếp, thanh toán, chính sách, thông tin giao hàng, câu chuyện hậu trường, miêu tả, đăng kí cho các sự kiện sắp tới, nội dung có thể tải về như là sách điện tử hay các nghiên cứu học thuật.

9. Chia nhỏ kiểm tra các chiến lược tương tác

Hãy bắt đầu kiểm tra một cách có chiến lược những bài đăng dạng nào thúc đẩy sự tương tác. Nếu bạn có ít hơn 10 ngàn lượt thích hay không nhiều sự tương tác trên trang của mình, hãy bắt đầu với một bài kiểm lịch trình đơn giản và nội dung.

Hãy đăng bài vào mỗi thứ 3, thứ 5 và thứ 6 tại một thời điểm cụ thể trong ngày với một dạng nội dung cụ thể, ví dụ như là ảnh vào thứ 3 và thứ 6, bài đăng dài vào thứ 5. Sau 2 tới 4 tuần, hãy đổi một ngày thường với ngày khác (ví dụ: Thứ 2 thay vì thứ 3) và xem ngày nào có chỉ số tốt hơn.

10. Hiện diện trên những trang mạng xã hội khác

Trang kinh doanh trên Facebook là một cách hiệu quả để liên kết hiện diện ở các trang và hồ sơ trên các mạng xã hội khác. Hãy thêm vào Instagram, Pinterest, Twitter và những mục khác tới trang Facebook của bạn để cho các khách hàng tiềm năng và những người hâm mộ một có cái nhìn tổng quát về văn hóa và thương hiệu của bạn.

Ngoài việc cho biết những gì cần thiết về bạn, nó là một cơ hội để tất cả hoạt động mạng xã hội hiển thị trong cùng một điểm đến.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here