Cỗ máy bí mật trong chiến lược “bán lẻ mới” của Alibaba

0
674

Bán lẻ mới (new retail) là “một cụm từ gây xôn xao” của Alibaba trong thời gian gần đây. Ý tưởng của Alibaba là kết hợp bán lẻ truyền thống với bán lẻ trực tuyến trong một trải nghiệm thống nhất và được định hướng bởi dữ liệu.

Ý tưởng này đã bắt đầu thúc đẩy sự phát triển những mô hình kinh doanh mới như cửa hàng tiện lợi không cần thu ngân, trung tâm nhận hàng – đóng gói tự động và có thể là cả dịch vụ giao hàng bằng “drone” (thiết bị bay tự động được điều khiển từ xa).

Theo Giám đốc tiếp thị Chris Tung, nội bộ của Alibaba sử dụng thuật ngữ “uni-commerce” để miêu tả sáng kiến này. Khái niệm “uni-commerce” có nghĩa là người tiêu dùng có thể tương tác với thương hiệu, người bán buôn và nhà bán lẻ thông qua một nhận dạng tiêu dùng được thống nhất và duy nhất, cả trên kênh truyền thống và kênh trực tuyến.

Thế nhưng, bán lẻ mới hoặc “uni-commerce” chỉ là một nửa của chiến lược, nửa kia chính là “uni-marketing”. Ý tưởng được tung ra vào giữa năm 2017 này sẽ thống nhất tất cả dữ liệu của Alibaba về người tiêu dùng từ thương mại điện tử, mạng xã hội, giải trí và các dịch vụ khác. Đây là dữ liệu thông minh có thể giúp thương hiệu và bên bán hàng định hình sự hiện diện và dịch vụ của họ trong thế giới bán lẻ mới theo thời gian thực. Và “uni-marketing” chính là cỗ máy bí mật của kế hoạch bán lẻ mới mà Alibaba đang vạch ra.

Việc Alibaba tham gia vào lĩnh vực bán lẻ truyền thống thường được so sánh với vụ mua lại siêu thị thực phẩm Whole Foods của Amazon. Tháng 11-2017, Alibaba đã đầu tư 2,9 tỉ USD vào thương vụ mua 36% cổ phần của tập đoàn bán lẻ Sun Art Retail Group. Siêu thị Hema của riêng Alibaba thì bán cả tôm hùm tươi – khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại và nhận hàng trong vòng 30 phút.

Tuy nhiên, bán lẻ mới liên quan đến người dùng và dữ liệu nhiều hơn kênh siêu thị truyền thống. Sau hết, Alibaba là một nền tảng kết nối bên bán hàng, thương hiệu với người tiêu dùng bằng cách sử dụng dữ liệu và nhiều công cụ kỹ thuật số. Nền tảng này cũng kết nối các nhà sáng tạo nội dung, nhà quảng cáo và người bán buôn truyền thống đang sử dụng dịch vụ thanh toán Alipay.

Chúng ta có thể xem bán lẻ mới như một quá trình mang người dùng, dữ liệu và tài sản từ thế giới hữu hình vào thế giới trực tuyến. Nhưng bán lẻ mới cũng mang nhiều tài sản vô hình lại cùng nhau. Khi mà các cửa hàng truyền thống tham gia thế giới số và đón nhận các công cụ của Alibaba để tìm nguồn hàng, bán buôn, xử lý đơn đặt hàng và thanh toán thì họ sẽ bước vào nền tảng này và bắt đầu sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau trong hệ sinh thái của Alibaba. Họ sẽ bắt đầu kết nối và thực hiện giao dịch với 450 triệu khách hàng của Alibaba, sử dụng Alipay để thanh toán, kết nối với các công ty quảng cáo, mua dịch vụ lưu trữ đám mây và còn nhiều nữa.

Với người tiêu dùng, bán lẻ mới rất đơn giản: nó sẽ mang lại mọi thứ họ muốn vào bất cứ lúc nào họ cần bằng bất kỳ cách thức phục vụ nào phù hợp với họ, dù là trong thế giới thực hay trực tuyến.

Người tiêu dùng, bán lẻ mới rất đơn giản: nó sẽ mang lại mọi thứ họ muốn vào bất cứ lúc nào họ cần bằng bất kỳ cách thức phục vụ nào phù hợp với họ, dù là trong thế giới thực hay trực tuyến.

Đối với các thương hiệu tiêu dùng và đặc biệt là những doanh nghiệp bán buôn truyền thống, quan điểm của họ có thể rất khác. Bán lẻ mới và đặc biệt là “uni-marketing” biểu hiện cho một thế giới mới gây lúng túng và nhiều thách thức.

Ở chiều tích cực, “uni-marketing” sẽ mang lại một cái nhìn tổng thể về khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng: họ đang xem gì, đi đâu, nói về điều gì, thăm trang web nào và còn nhiều thông tin hơn nữa. Doanh nghiệp có thể tiến hành cá nhân hóa và tuyển chọn những sản phẩm phù hợp cho khách hàng theo nhu cầu trong thời gian thực. Song song, dữ liệu “offline” cũng sẽ được tích hợp và giúp cho cái nhìn về thế giới khách hàng càng trở nên rộng lớn và bao quát hơn.

Ở chiều tiêu cực, mọi thứ sẽ thay đổi đối với một số doanh nghiệp. Công thức thành công nhờ vào địa điểm kinh doanh và cách làm tiếp thị tốt sẽ đi vào dĩ vãng. Nó cũng đặt ra câu hỏi rằng “khách hàng thuộc về ai”. Nếu một người bước vào cửa hàng Zara và mua hàng, Zara sẽ có được khách hàng và dữ liệu. Nhưng nếu người mua vào trang Tmall của Alibaba và đặt hàng từ điện thoại di động, sau đó nhận hàng ở cửa hàng Zara gần nhất thì ai sẽ sở hữu khách hàng này cũng như dữ liệu bán hàng? Chuyện này sẽ ảnh hưởng ra sao đến các thương hiệu? Và câu trả lời hiện chưa rõ ràng.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here