Nội Dung Chính
Con người là yếu tố quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế việc quản trị và hoạch định nguồn nhân lực luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhưng làm thế nào để xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả? Hay bản thân bạn có hiểu chiến lược nhân sự là gì hay không? Hãy cùng wikimarketing tìm hiểu các thông tin này thông qua bài viết dưới đây.
Chiến lược nhân sự là gì?
Chiến lược là cách nào đó giúp cho doanh nghiệp có được, phát triển, kết hợp lợi thế cạnh tranh để đạt được mục tiêu của mình.
Theo Schuler (1992), chiến lược nhân sự liên quan đến việc đảm bảo việc quản lý nhân sự liên quan được tích hợp hoàn toàn với chiến lược và các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp; các chính sách nhân sự có sự thống nhất giữa các bản thân các chính sách chức năng với nhau và giữa các cấp trong tổ chức; các hoạt động nhân sự được điều chỉnh, chấp nhận và sử dụng bởi các quản lý bộ phận và người lao động trong công việc hàng ngày.
Dễ hiểu hơn, Chiến lược nhân sự là cách giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh để đạt mục tiêu của mình bằng nhân lực (nhân sự)
Lợi ích của chiến lược nhân sự
- Đảm bảo số lượng và chất lượng nhân sự để đáp ứng cho quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty (Đúng người – với Đúng kỹ năng – vào Đúng thời điểm).
- Giúp doanh nghiệp có một lộ trình để dễ dàng theo kịp với sự thay đổi và các xu hướng mới về nguồn nhân lực trong ngành nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
- Giúp lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định quan trọng về con người.
Các bước để xây dựng một chiến lược nhân sự hiệu quả
Bước 1: Đánh giá năng lực nhân sự hiện tại
Đánh giá năng lực nhân sự hiện tại bằng cách liệt kê:
- Tất cả các kỹ năng mà mỗi cán bộ nhân viên đã thể hiện trong quá trình làm việc.
- Trình độ học vấn, chứng chỉ và các chương trình đào tạo đã tham gia của cán bộ nhân viên.
- Chấm điểm năng lực cho từng CBNV dựa trên thang điểm đã xác định
Bước 2: Dự báo yêu cầu nhân sự
Dự báo nhu cầu nhân sự (số lượng và chất lượng) cho tương lai dựa trên các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Theo mục tiêu và chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp của bạn có những hoạt động nào? Hoạt động chủ yếu ở đâu?
- Các phòng/ban và vị trí công việc cần thiết để vận hành các hoạt động này là gì?
- Số lượng nhân viên cho mỗi phòng/ban và vị trí công việc?
- Họ cần những kiến thức và kỹ năng quan trọng gì?
Bước 3: Phân tích khoảng cách
Bước tiếp theo là xác định khoảng cách giữa yêu cầu về nhân sự trong tương lai và tình trạng hiện tại. Bạn sẽ thấy có 4 loại khoảng cách:
- Các phòng/ban và vị trí công việc mới
- Số lượng nhân sự trong tương lai có thể cần nhiều hơn
- Năng lực cần có mới
- Yêu cầu về mức độ năng lực trong tương lai cao hơn
Bước 4: Xây dựng chiến lược nhân sự để hỗ trợ chiến lược tổ chức
- Chiến lược tái cơ cấu
- Thiết kế lại cơ cấu tổ chức
- Bố trí lại nhân sự theo cơ cấu mới.
- Cắt giảm nhân viên.
- Chiến lược đào tạo và phát triển
- Đào tạo và huấn luyện nhân viên
- Mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến cho CBNV
- Chiến lược tuyển dụng
- Tuyển dụng nhân viên mới với kỹ năng mà doanh nghiệp cần có trong tương lai.
- Quảng bá thương hiệu tuyển dụng để tiếp cận trước với các nguồn ứng viên cần đến trong tương lai.
- Chiến lược thuê ngoài
- Thuê các công ty dịch vụ thực hiện các công việc mà trong tương lai sẽ không còn nữa hoặc không quan trọng.
- Chiến lược hợp tác
- Phối hợp với các tổ chức đào tạo.
- Thuê chuyên gia từng bước chuyển giao năng lực mới.
- Chia sẻ chi phí đào tạo với nhân viên để họ chuyển đổi năng lực.
- Phối hợp với các đối tác, doanh nghiệp bạn bè, để hỗ trợ nhân viên chuyển đổi việc làm sang các tổ chức khác.
Bước 5: Lập kế hoạch hành động và triển khai
Sau khi bạn lựa chọn chiến lược, hãy cụ thể hóa nó bằng mục tiêu và kế hoạch hành động hàng năm, hàng quý, hàng tháng để dễ dàng triển khai.Thực thi chiến lược và điều chỉnh
Những lưu ý cần phải biết khi xây dựng chiến lược nhân sự
- Quản lý hiệu suất liên tục và phản hồi thường xuyên: Việc theo dõi hiệu suất của nhân viên thường xuyên có thể giúp quản lý có được những thông tin hữu ích và cho phép họ tận dụng thế mạnh nhân viên một cách hiệu quả.
-
Hoạch định Kế nhiệm và Lãnh đạo: xác định những kỹ năng mà doanh nghiệp cần, cũng như tìm ra cách để phát triển những cá nhân tiềm năng cho một vai trò mới. Điều đó giúp hỗ trợ tài năng cốt lõi của doanh nghiệp và giúp họ chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai và nhanh chóng thích nghi với các thay đổi đang diễn ra.
-
Luôn cập nhật quy trình tuyển dụng: tuyển dụng các ứng viên tài năng và đa năng vì họ sẽ là những người tốt nhất, với khả năng thích ứng và đóng góp vào nhiều vai trò khác nhau, áp dụng những gì họ đã học được vào các dự án khác.
-
Thiết lập tư duy phát triển: khuyến khích nhân viên liên tục học hỏi, không ngại thách thức. Ta sẽ dần loại bỏ những khoảng cách về kỹ năng, cải thiện hiệu suất của họ và thành công hơn trong kinh doanh.
Dưới đây là những thông tin liên quan đến chiến lược nhân sự mà wikimarketing đã chia sẻ cho bạn. Chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả nhất.