Nội Dung Chính
Chin-su chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng: “Sạch”
Tưởng chừng từ bao đời nay chúng ta vẫn sử dụng nước mắm sẽ không có gì phải lo lắng về bẩn và sạch. Liệu nước mắm thì có gì để khác biệt đáng kể? Vậy mà từ cái sự “sạch” này lại giúp tạo ra một công ty sản xuất hàng tiêu dùng MASAN, chủ thương hiệu Chin-su, thống lĩnh thị trường nước chấm.
Chỉ riêng nước tương đã chiếm trên 70 thị phần trong nước. Cùng bị cáo buộc có chất gây ung thư trong sản phẩm như nhiều nhà sản xuất khác vào năm 2005. Nhưng tháng 9 năm 2007 MASAN Food đã cho ra đời nước tương Tam Thái Tử với tuyên bố trao thưởng 1 tỉ đồng cho ai tìm thấy chất 3-MCPD trong sản phẩm này.
Tiếp sau đó là sự thành công của nước “chấm” Chin-su với sự khác biệt “sạch” khi sử dụng phương pháp Marketing nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để cho thấy: các loại nước mắm khác trên thị trường có nguy cơ nhiễm khuẩn và cặn?
TH True Milk chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng: “Thật sự thiên nhiên”
Chen chân vào thị trường sữa vốn những thương hiệu rất mạnh đủ cả nội lẫn ngoại như Vinamilk, Mộc Châu, Hanoi Milk, Ba Vì, Cô Gái Hà Lan,… đã có thị phần và khách hàng truyền thống vững chắc, TH True Milk chọn cách tuyên bố điểm khác biệt: Thật sự thiên nhiên.
Đây là một cách làm thú vị với những sản phẩm tưởng chừng rất khó tìm ra điểm khác biệt. Vì sữa nào chẳng vắt từ con bò cái, lẽ dĩ nhiên phải luôn sạch vì đây là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Thông điệp “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa tươi sạch”. Được chứng minh bằng quy trình chăn nuôi theo trang trại và sản xuất khép kín với phương pháp công nghiệp, cỏ được ủ chua, bò được uống nguồn nước tinh khiết, tắm mát, nghe nhạc, tận hưởng môi trường trong lành vệ sinh của những cánh đồng cỏ tại Nghệ An.
Để người tiêu dùng tin tưởng mình là “Sữa sạch” và “Thật sự thiên nhiên” như thế nào. TH tuyên bố trước và dường như cho thấy không giống như một số công ty khác, vẫn do hộ người dân chăn nuôi, cỏ và nước không đảm bảo vệ sinh.
Cách làm Marketing này không rõ có phải là lí do khiến người mua tăng thêm hay không nhưng đã làm cho các đối thủ khác phải “nhảy” lên tranh luận cũng như phản đối vì sự ngầm dụ “Chẳng nhẽ các hãng sữa khác là không sạch?”.
UBER chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng: Phương thức kết nối hành khách tới taxi
Khi mới vào Việt Nam, mô hình kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển taxi này đã gặp những phản ứng dữ dội từ các công ty cung cấp dịch vụ taxi truyền thống khác.
Đã có nhiều đề nghị cấm Uber tham gia vào lĩnh vực vận chuyển vì thương hiệu này không sở hữu bất kỳ phương tiện xe cộ hay tài xế nào.
Thực chất, Uber là loại hình kinh doanh mới dựa trên sự phát triển của công nghệ: Sử dụng công nghệ 3G để kết nối giữa hành khách và tài xế để có được phương thức di chuyển hiện đại.
Hành khách sử dụng điện thoại có kết nối để tìm xe gần nhất, chọn và đặt chỗ. Tính đến 16 tháng 12 năm 2014, dịch vụ Uber đã có mặt tại 53 Quốc gia và hơn 200 thành phố trên toàn thế giới, công ty được định giá hơn 40 tỉ USD.
Điều bảo đảm mang lại thành công khi “khác biệt hóa”
Có muôn hình các cách để khác biệt hóa cho sản phẩm và dịch vụ. Cũng nhiều nẻo đường mà những sự khác biệt sẽ dẫn Doanh nghiệp đi tới thành công nhưng có lẫn cả những thất bại khó lường trước.
Những khác biệt trên có nền tảng là lợi thế từ nguồn lực riêng về đất đai và tài chính (TH True Milk), tổ hợp của hoạt động R&D, phân phối và truyền thông (Chin-su Food), công nghệ (Uber) là những thứ mà không dễ gì bắt chước, mua về hay học hỏi được ngay trong thời gian ngắn.
Một sự khác biệt hóa thành công là phải đảm bảo các đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước hoặc rất lâu mới có thể đi theo, sau khi Doanh nghiệp đã định vị được trên thị trường. Điều đó có thể thực hiện được không? Câu trả lời là có thể. Nếu như chúng được xác định và tổ chức thực hiện ở cấp độ là Chiến lược riêng của một công ty.