Cái khó của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên từng bước tiếp cận khách hàng

0
762

Trong thời đại số hiện nay, mô hình 5A của Philip Kotler đang dần thay thế cho mô hình AIDA khi phân tích về chu trình mua hàng của người tiêu dùng.

Trong khi các doanh nghiệp với quy mô lớn nắm trong tay khả năng tối ưu hóa chu trình này, hãy cùng tìm hiểu xem doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đối diện với những khó khăn nào ở cả năm giai đoạn.

Khó khăn mọi mặt trong việc tiếp cận khách hàng

Giai đoạn đầu tiên – Aware (Nhận biết), lúc này người tiêu dùng còn biết rất ít về các nhãn hiệu nên họ thường tiếp nhận thông tin về sản phẩm một cách khá thụ động. Là một doanh nghiệp non trẻ, quy mô chưa lớn, ít khả năng quảng bá rộng rãi thương hiệu, việc kì vọng vào nhận biết thụ động từ khách hàng tiềm năng thực sự không khả thi.

Trong giai đoạn thứ hai – Appeal (Thu hút), người tiêu dùng chọn lưu lại trong trí nhớ những thương hiệu ấn tượng nhất và dễ bị chi phối bởi sức hút này. Vì số vốn hạn hẹp cũng như nguồn lực mỏng, doanh nghiệp khó có thể đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, đồng thời chưa dám mạnh tay chi cho những kênh truyền tải đắt tiền để gây ấn tượng.

Tiếp theo – Ask (Tìm hiểu) là giai đoạn thứ ba – khi người tiêu dùng chủ động nghiên cứu về sản phẩm. Tuy vậy, thiếu kênh quảng bá chuyên nghiệp của riêng mình cũng khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ gặp thất bại trong việc thuyết phục và có được lòng tin của khách hàng.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, sau 6 tháng có trên 5.440 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, hai phần ba trong số này là doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Song song với đó, hơn 37.900 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 21,8% so với cùng kỳ*.

Hai giai đoạn cuối lần lượt là Act (Hành động) và Advocate (Ủng hộ). Đây là lúc đối tượng tiềm năng thực sự trở thành khách hàng và thậm chí sẽ gia nhập nhóm khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Do chưa tạo được trải nghiệm mua sắm thoải mái và dễ dàng, các doanh nghiệp thường xuyên thất bại ở chặng nước rút quyết định này.

Đứng trước khó khăn khi tiếp cận người dùng ở mọi giai đoạn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động đi tìm phương thức có chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao.

“Partnership marketing” – lời giải cho bài toán khó

Partnership marketing – kết nối tiếp thị đề cập đến phương thức hợp tác với những thương hiệu mạnh đã có trong tay mạng lưới khách hàng, uy tín trong cộng đồng để nhanh chóng tìm được đến nhóm khách hàng tiềm năng. Giải pháp marketing toàn diện và hiệu quả này tuy không còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng mới nằm trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Cơ hội dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều hạn chế.

Nắm bắt được những mong muốn này, trong buổi hội thảo “Kết nối để lớn mạnh” được tổ chức vào ngày 12/8/2017 tại TPHCM, ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Maritime Bank đã giới thiệu đến các doanh nghiệp Cộng đồng JOY Martime Bank. Đây được hứa hẹn không chỉ là giải pháp tài chính mà còn là lời giải cho bài toán tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng khách hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tham gia Cộng đồng JOY Maritime Bank, doanh nghiệp được kết nối đến với 1.5 triệu khách hàng cá nhân của Maritime Bank đồng thời được ngân hàng hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới, duy trì sự phát triển lâu dài. Các chương trình hỗ trợ thiết thực như: xây dựng website giới thiệu về doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu miễn phí trên các kênh quảng cáo hiệu quả nhất hiện tại như trên Facebook, Google… hay tại hệ thống gần 5000 màn hình quảng cáo trong thang máy của các tòa nhà văn phòng và tại hệ thống chi nhánh của Maritime Bank .

Với những giải pháp hỗ trợ thiết thực của một cộng đồng kết nối lần đầu tiên được Maritime Bank khởi xướng, Joy Maritime Bank thực sự là một “lời giải” hiệu quả, góp phần giúp các doanh nghiệp tự tin hơn, vững chãi hơn trên hành trình chinh phục khách hàng và thị trường của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here