Bốn điều cần tránh trong Social media

0
797

1. Đừng hô hào thương hiệu quá nhiều hay thúc ép việc mua hàng

Khi người ta sử dụng social media làm công cụ giải trí cá nhân thì họ thường không có ý muốn “được” chào hàng do đó đừng xâm chiếm không gian riêng tư của họ. Hầu hết các quyết định mua hàng thông qua social media thường xảy ra phía sau cái đầu bởi vì bạn đã “gieo” một “hạt mầm” trong đầu họ và bạn là thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên. Việc bán hàng trực tiếp như thế sẽ hủy bỏ tất cả các nỗ lực làm social media của bạn từ trước đến giờ.

Vậy tôi có thể bán ở đâu đây? Bạn phải xem các điều khoản và điều kiện của từng trang social media. Hầu hết mọi người đều biết rằng không thể tặng thưởng hay tổ chức các cuộc thi trên Facebook page nhưng từng trang social media đều có những luật khác nhau, do đó nếu không làm được ở trang này thì bạn làm ở trang khác. Và khi Facebook giới thiệu cover photo thì bạn cần lưu ý có một vài điều mà không thể để lên cover photo:

  • Thông tin giá cả hay mua bán ví dụ như giảm 40%
  • Thông tin liên lạc ví dụ như địa chỉ website, số điện thoại …
  • Hướng đến các yếu tố giao diện người dùng như Like hay Share
  • Kêu gọi hành động như mua ngay hay kể bạn bè nghe
  • Nếu bạn vi phạm bất kỳ điều nào ở trên thì fanpage của bạn sẽ bị xóa mà không một lời báo trước.

2. Đừng lười biếng

Làm social media khá là dễ dàng với những công cụ như ifttt.com, và những công cụ kết nối giữa các trang social media để nó có thể tự động liên kết để đăng qua lại.

Dù điều này khá hấp dẫn nhưng đừng chuyển tiếp các tweet qua Facebook. Và cũng có nhiều chuyên gia đề nghị rằng bạn có thể chuyển các bài đăng trên Facebook sang Twitter, tôi thì không khuyến khích điều đó. Nếu người hâm mộ của bạn theo bạn trên nhiều trang social media khác nhau thì chắc hẳn bạn muốn họ đọc được các thông điệp khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong ngày nhằm cho họ biết rằng nội dung nào là phù hợp với trang nào và lý do tại sao họ lại ở đó từ đầu.

Đừng đăng một link lên mà không nói lý do tại sao bạn lại đăng – nếu không thì như là một con virus.

Tự động trả lời không phải là ý hay cho những người mà ủng hộ bạn nhiều lần, ví dụ như họ đã theo bạn ở đâu đó khác hay đã mua hàng hóa/dịch vụ của bạn trong quá khứ. Nếu bạn muốn kêu gọi tương tác, những thứ như “hãy like tôi tại đây nữa” là một thứ mà bạn không thể áp dụng đối với tất cả mọi người đang bắt đầu quan tâm đến bạn. Cách tiếp cận này làm cho bạn cảm thấy quan trọng đâu. Tóm lại, đừng làm và hãy quên đi.

Đừng mời tất cả mọi người trong danh sách bạn bè của bạn vào các sự kiện Facebook nếu bạn thấy họ có vẻ không liên quan lắm đến sự kiện này. Có thể một sự kiện cách chỗ họ ở tới 3000 km và đối với họ thì nó trông có vẻ không hấp dẫn lắm, chắc chắn họ sẽ chẳng tham gia; nhưng nếu bạn chọn đúng đối tượng, đúng mối quan tâm của họ, họ có thể sẵn sàng chi trả tiền vé máy bay để tham gia.

Đừng tạo một fanpage chỉ để lấy URL trừ khi bạn sẵn sàng tương tác, tạo và chia sẻ nội dung. Không gì tệ hơn việc khách hàng của bạn đi đến những trang trống không hay gởi tin nhắn cho bạn ở một nơi mà bạn không hoạt động và họ sẽ không nhận được sự phản hồi mà họ mong muốn.

3. Đừng tỏ ra tuyệt vọng

Van xin chưa bao giờ là hấp dẫn. Các yêu cầu mang tính cá nhân thì được nhưng chỉ thật sự hiệu quả khi nội dung của bạn đủ tốt, sau đó thì mọi người sẽ biết phải làm gì. Cách mà bạn thể hiện ra trong cuộc sống thường ngày thể hiện được cách mà bạn làm kinh doanh.

Như Shannon Vogel đã nói, nếu đối tượng của bạn là một người phụ nữ đang ở nhà, vào buổi tối, sau khi đưa con của cô ta đi ngủ, và cô ta đang nghỉ ngơi, thì chắc chắn cô ta không muốn thấy những thông tin đã được lên lịch trước đập vào mặt như thế này “mua của tôi nè, mua của tôi nè, mua của tôi nè.” Cơ hội của bạn là để kết nối và giúp đỡ. Hầu hết mọi người nhớ những thứ mà họ cảm thấy thú vị hơn là những thứ mà BẠN thấy thú vị.

4. Đừng làm nếu bạn cảm thấy không tốt

Nếu bạn từng tự hỏi: liệu tôi có nên đăng cái này, cái này có tạo cảm giác như spam hay như đang bán hàng, hay tự hỏi rằng liệu nó sẽ xúc phạm ai đó không … vậy thì đừng liều.

Bạn hãy nhớ thế này cho dễ: quản lý social media cũng giống như sex. Các thủ thuật bao gồm:

  • Đừng đòi hỏi ngay sau khi bạn chào nhau.
  • Bạn phải làm việc cực lực nếu bạn muốn nhiều hơn.
  • Bạn cần phải làm việc nếu muốn có lợi ích từ việc đó.
  • Tốt hơn hết là chú tâm đến đúng người hơn là xuất hiện hết trước nhiều người mà không được lợi gì.
  • Tâng bốc sẽ giúp bạn đạt được nhiều cái bạn muốn. “Nhìn tôi nè, nhìn tôi nè,” thì không làm được nhiều lắm đâu.

Tóm lại, bạn phải là CON NGƯỜI. Đây là một mối quan hệ. Một mối tình một đêm có mang đến cho bạn kết quả tốt về dài hạn không? Có lẽ không đâu.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here