Nội Dung Chính
Để các bức thư điện tử tiếp thị của doanh nghiệp được những người nhận sẵn sàng mở và đọc ngay, chúng phải gây được sự quan tâm, chú ý của họ.
Theo các chuyên gia tiếp thị, doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng một trong năm bí quyết sau đây.
1. Gửi thư thông qua khách hàng hiện tại hoặc người quen
Sau đó, nhờ người này chuyển tiếp email của mình cho một vài khách hàng tiềm năng và sao gửi (c.c) cho doanh nghiệp. Người nào nhận được bức thư do một người quen gửi thường yên tâm đón đọc hơn so với trường hợp nhận được thư từ người lạ. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo email tiếp thị của doanh nghiệp được khách hàng tiềm năng mở ra.
2. Nêu tên của một người quen trong câu tiêu đề
Nếu không thực hiện được cách nói trên, doanh nghiệp có thể thử cách kế tiếp là nêu tên một khách hàng hiện tại hay một người quen trong câu tiêu đề của email gửi đến khách hàng tiềm năng biết rõ người đó. Ví dụ có thể ghi “Chị A đã giới thiệu về anh và chúng tôi muốn gửi tới anh vài thông tin hữu ích để anh tham khảo”. Tất nhiên, cần xin phép người được nêu tên trước khi sử dụng tên của họ. Bằng không, người nhận sẽ có thể hỏi lại người được nêu tên và nếu người ấy phủ nhận thì doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín.
3. Nêu ra trải nghiệm tích cực của một khách hàng hiện tại
Có thể ghi câu tiêu đề như “Bạn có muốn biết chúng tôi đã giúp Công ty B tiết kiệm được 20% chi phí văn phòng như thế nào không?”. Tương tự trường hợp trên, doanh nghiệp cũng phải xin phép Công ty B về việc sử dụng tên của họ trong email gửi cho các khách hàng tiềm năng.
4. Nêu tên đối thủ cạnh tranh của khách hàng tiềm năng
Trường hợp này thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần trong một phân khúc có nhiều đối thủ cạnh tranh. Câu tiêu đề trong trường hợp vừa nêu trên sẽ được điều chỉnh thành “Tin đáng chú ý: Nhiều công ty đã thành công trong việc vận dụng tư vấn để tiết kiệm được 20% chi phí văn phòng”. Chắc chắn là doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến những điều mà các đối thủ cạnh tranh đang làm và muốn vận dụng những sáng kiến mới thực sự hữu ích của chính đối thủ. Tuy nhiên, phải đảm bảo chắc chắn rằng doanh nghiệp có đủ bằng chứng để chứng minh điều mình đã nêu ra trong câu tiêu đề là chính xác.
5. Nêu ra một lợi ích trong tương lai
Ngoài bốn cách trên, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh một lợi ích quan trọng đối với khách hàng, chẳng hạn có thể viết một câu tiêu đề tạo sức hấp dẫn là “Ba cách hay để tiết kiệm 20% chi phí văn phòng”. Lưu ý rằng lợi ích càng cụ thể (định lượng được rõ ràng) thì tỷ lệ mở thư sẽ càng cao.