Chiến lược thương hiệu: Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu không nên bỏ qua.

0
960

Bất kì nhà kinh doanh nào trên thị trường cũng luôn xem thương hiệu là một yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công. Nó thường là thách thức lớn nhất cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra nhận diện của công ty. Nhưng thế nào là chiến lược thương hiệu? Làm sao để có thể xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả nhất? Hãy cùng wikimarketing tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng.

chiến lược thương hiệu là gì??

Chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Nó là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Vai trò của chiến lược thương hiệu đối với các doanh nghiệp 

  • Cam kết nghiêm túc của bạn đối với khách hàng cũng như đối với chính doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh của mình.
  • Không cần gặp trực tiếp khách hàng, khi phương tiện vẩn chuyển phát triển tạo nên khả năng phân phối hết sức rộng rãi
  • Nâng cao khả năng thu hút khách hàng hiệu quả
  • Tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác.
  • Hình ảnh thương hiệu sẽ giúp bạn đến gần hơn với khách hàng
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường
  • Kết nối tên doanh nghiệp với khách hàng, tạo nên sự gần gũi, thân quen
  • Một cách mô tả kinh doanh đặc thù
  • Một công cụ quan trọng để thực hiện hóa chiến lược kinh doanh.

Các bước để xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công

Xác định mục tiêu

Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu của bạn. Bằng việc xác định thương hiệu của bạn là gì sẽ tạo nền tảng để dựng lên tất cả các thành phần khác. Định nghĩa thương hiệu sẽ là thước đo trong việc đánh giá tất cả những chiến dịch truyền thông. Hãy định vị cấu trúc nền móng thương hiệu thông qua các câu hỏi cơ bản sau:

  • Doanh nghiệp của bạn là ai ? Doanh nghiệp của bạn hoạt động trên lĩnh vực nào
  • Doanh nghiệp của bạn muốn phát triển như thế nào ?
  • Mục tiêu hướng tới ra sao ?
  • Doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm có lợi ích gì ?
  • Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn?

Bắt đầu tiến hành

Khi đã xác định được thương hiệu, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của thương hiệu có thể thông qua các bược sau:

  • Tạo ra một logo hợp với thị hiếu khách hàng và trưng bày nó mọi nơi
  • Viết lại thông điệp thương hiệu. Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đi là gì? Nó có thể hiện rõ được mục tiêu kinh doanh của bạn cũng như thể hiện được đặc trưng riêng cho công ty bạn hay không?
  • Tích hợp thương hiệu: Mở rộng, phát triển thương hiệu ở mọi khía cạnh, từ cách ăn mặc của nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng, chữ ký trên email, cho đến cả sự chăm sóc khách hàng cần được tăng cường.
  • Tạo ra “tiếng nói” cho doanh nghiệp cũng như cho thương hiệu của bạn thông qua các kênh truyển thông.
  • Sử dụng cùng màu sắc, vị trí logo phù hợp với tính chất của công ty cũng như làm hài lòng thị hiếu của đại đa số khách hàng.

Những yếu tố cần lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Đảm bảo tính nhất quán

Đảm bảo tính nhất quán
Đảm bảo tính nhất quán là yếu tố tạo nên thành công trong việc xây dựng chiến lược

Tránh nói về những chủ đề không liên quan hoặc không có khả năng nâng tầm thương hiệu. Chắc chắn rằng tất cả các thông điệp mình đang truyền tải đều có tính gắn kết. Sự nhất quán sẽ góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và gia tăng lòng trung thành khách hàng. Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu

Đảm bảo tính linh hoạt

tính linh hoạt trong việc xây dựng thương hiệu

Các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để thực sự kết nối khách hàng mục tiêu với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời xem xét mặt tích cực, lợi thế này giúp bạn có cơ hội thỏa sức sáng tạo thay vì bị gò bó trong cách thức triển khai từng chiến dịch.

Lòng trung thành với khách hàng

xây dựng lòng trung thành với khách hàng

Công ty cũng như thương hiệu, hãy tri ân họ vì sự trung thành và tình cảm đặc biệt đó. Bởi đó chính là những khách hàng sẽ PR cho bạn rất nhiều, chia sẻ với bạn bè của họ, dần dần họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho chính doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ không phải mất công nhiều trong việc lan rộng thương hiệu, hình ảnh cho bạn nữa.

Dưới đây là những chia sẻ mà wikimarketing dành cho bạn về chiến lược thương hiệu là gì? Vai trò và các cách để xây dựng nội dung chiến lược thương hiệu thành công. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy bình luận bên dưới để chúng ta cùng nhau trao đổi nhé!!!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here