Nở rộ mô hình kinh doanh Airbnb tại Việt Nam

0
781

Là một minh họa điển hình cho mô hình kinh tế chia sẻ, tận dụng nguồn nhà ở, phòng ở nhàn rỗi để cho người khác thuê, Airbnb đang trở thành kênh đầu tư bất động sản du lịch kiểu mới tại nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam.

Xuất hiện trên bản đồ Airbnb từ năm 2015, Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm đến có mức tăng trưởng listings (căn hộ/ phòng đăng kí cho thuê) hàng đầu hiện nay.

Theo báo cáo Homesharing Vietnam Insights 2019 công bố gần đây của Outbox Consulting, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm, số lượng listings trên Airbnb tại Việt Nam tăng gấp hơn 40 lần, từ con số 1.000 trong năm 2015 lên tới hơn 40.000 vào đầu năm 2019. Trong đó tốc độ tăng trưởng số lượng listings hằng năm tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng luôn dao động quanh khoảng 100%.

Báo cáo cũng cho biết có đến có đến 69% số listings trên nền tảng Airbnb tại Việt Nam là multi-listing host, tức là những người chủ có nhiều hơn 1 căn hộ/phòng nghỉ cho thuê cùng lúc. Doanh thu trung bình ghi nhận được của một căn hộ/phòng cho thuê mỗi tháng trên AirBnB tại TPHCM hiện đang là 8,3 triệu cho mùa thấp điểm và 11,5 triệu cho mùa cao điểm.

Điều này chứng tỏ những những nền tảng như Airbnb nói chung không còn đơn thuần là nguồn tăng thu nhập cho những cá nhân có chỗ ở nhàn rỗi, mà đang trở thành sản phẩm kinh doanh du lịch hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bức tranh kinh doanh home-sharing (chia sẻ phòng ở, PV) tại Việt Nam, ở góc độ nào đó, không có nhiều khác biệt nếu so sánh với việc quản lý kinh doanh một khách sạn thực thụ.

“Điểm khác biệt duy nhất chỉ là các phòng lưu trú của những nhà đầu tư giờ đây sẽ có thể không nằm cùng một nơi như một khách sạn mà có thể nằm ở rất nhiều nơi khác nhau, sẽ không có hệ thống quản lý vận hành, quy trình vận hành để hỗ trợ cho các nhà đầu tư quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh dưới một thương hiệu nữa mà việc kinh doanh phần nào đó sẽ phụ thuộc vào các platform kết nối như Airbnb hay Luxstay”, Outbox Consulting nhận định.

Đơn vị này đánh giá trong tương lai, cùng với sự phát triển lạc quan của ngành du lịch Việt Nam, mô hình home-sharing hứa hẹn vẫn sẽ là một mô hình đầu tư hấp dẫn; góp phần đa dạng hóa các hình thức lưu trú dành cho du khách tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi không còn đơn thuần là cuộc chơi của những nhà đầu tư “nhàn rỗi”, mô hình kinh doanh home-shareing đòi hỏi những người tham gia phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, những hiểu biết cụ thể về thị trường, môi trường kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh; qua đó tối ưu hóa được doanh thu và công suất phòng cho thuê.

Ở góc độ vĩ mô, tương tự dịch vụ đi chung xe ride-sharing, home-sharing cũng đặt ra thách thức khó khăn cho các nhà quản lý trong khía cạnh pháp lý cũng như vấn đề thuế, do Airbnb không có đại diện tại Việt Nam.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here