Công thức thành công của McDonald’s

0
1101

Thật khó có thể tưởng tượng một đế chế thức ăn nhanh đã phát triển như thế nào kể từ khi còn là một cửa hàng bánh burger tầm thường ở California. Hẳn McDonald’s đã có một công thức thành công cực khủng cho riêng mình. Vậy cái công thức ấy là gì? 

Có thể nói “không ngoa” rằng McDonald’s hiện đã phổ biến đến nỗi mà cho dù có đang sống ở xó xỉnh nào trên Trái đất thì bạn hoàn toàn vẫn có thể có một chiếc hamburger của McDonald’s chỉ trong vài phút.

McDonald’s đang là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh phục vụ chủ yếu là bánh hamburger theo công thức Mỹ. Hầu như khi đặt chân tới một đất nước nào đó, McDonald’s cũng sẽ sớm thâu tóm ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại đất nước đó.

Nhắm vào nhu cầu thị trường

Vào năm 1940, hai anh em Mac và Dick McDonald mở một nhà hàng barbecue nhưng gần như không đạt được mấy triển vọng cho đến năm 1948 là khi họ chuyển sang kinh doanh hamburger sử dụng công nghệ dây chuyền đơn giản để làm bánh.

Vào thời điểm này, sản xuất dây chuyền là một cái gì đó gắn liền với sản xuất ô tô hơn là với thực phẩm. Nhưng Mac và Dick đã chọn cách sản xuất hamburger theo cách này vì họ nhận ra rằng khách hàng ăn bánh thường bị hạn hẹp về thời gian và tiền bạc. Điều cuối cùng mà các khách hàng này muốn đó là loại thức ăn không cần phải là cao lương mỹ vị, miễn là hợp với số tiền mà họ hoàn toàn có thể trả, và họ chỉ phải mất một vài phút để có được phần order.

Vì thế mà ý niệm về những chiếc hamburger chỉ đáng giá 15 xu đã bắt đầu hoạt động kinh doanh của nhà McDonald’s.

Về cơ bản, họ đã phân tích ra toàn bộ tiến trình chuẩn bị và chế biến, và rất nhiều công đoạn đã được loại bỏ để toàn bộ tiến trình có thể trở nên đơn giản nhất.

Kết quả là, vào năm 1954, hai anh em nhà McDonald đã có cho mình một nhà hàng drive-in (loại nhà hàng cho phép khách hàng mua đồ ăn mà không cần phải rời khỏi xe của mình) chuyên phục vụ hamburger tại San Bernardino. Nhà hàng này lúc nào cũng có một hàng dài khách đợi bên ngoài, và đạt được doanh thu cao ngất ngưởng. Khách tiêu thụ thì rất hai lòng về quá trình phục vụ đồ ăn được diễn ra nhanh gọn, và cả về chất lượng thức ăn hợp túi tiền.

McDonald’s hiện vẫn là một hãng thức ăn nhanh đáng để học hỏi. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi McDonald’s có mặt trên một quốc gia nào đó, nó sẽ phối hợp một cách có hệ thống với ẩm thực địa phương để hợp với khẩu vị của khách hàng địa phương, trong khi khách hàng vẫn có thể order bánh hamburger chính hãng.

Chiếc lược nhượng quyền thương mại đầy ngạo mạn

Thành công của anh em nhà McDonald’s đã thu hút sự chú ý của Ray Kroc, một doanh nhân đầy tiềm năng đến từ Illinois, người liên tục săn đuổi những công ty có triển vọng nhất để đầu tư. Ray Kroc đã có những ý tưởng kinh doanh cực kì vĩ đại. Ở thời điểm đó, ông đã nhìn ra viễn cảnh tương lai của McDonald’s, rằng sẽ có hàng trăm những cửa hàng Mcdonal’s được mở ra, rồi McDonald’s sẽ thâu tóm toàn bộ đất Mỹ trong tương lai…

Vì thế mà Kroc bắt đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng nhượng quyền kinh doanh cho những doanh nhân khác. Những người này sẽ tiến hành những bước đi gian nan như gây vốn, xây dựng nhà hàng, thuê nhân công, và quản lí hoạt động kinh doanh. Điều duy nhất mà McDonald phải làm đó là đảm bảo những nhà hàng vệ tinh có thể xây dựng thương hiệu một cách tốt nhất. Rồi sau đó McDonald’s chỉ cần hốt tiền bản quyền từ những nhà hàng được nhượng quyền của nó.

Nhà McDonalds đồng ý với kế hoạch đó, và thế là Kroc bắt đầu ý tưởng của mình. Kroc và hai anh em McDonald’s bắt tay vào sửa đổi mô hình nhượng quyền để bổ sung thêm nhiều nguồn lợi nhuận. Tập đoàn McDonald’s cuối cùng cũng thu được 1 phần trăm doanh thu thuần, và trong nhiều vụ đã trở thành người sở hữu chính của hoạt động nhượng quyền thương mại thực tế.

Một bước tiến xuất sắc khác mà họ đã bổ sung vào mô hình nhượng quyền đó là cho thuê nhà đất. Công ty sẽ mua mảnh đất mà một nhà hàng được nhượng quyền theo kế hoạch được xây dựng tại đó. Sau đó họ sẽ cho người chủ nhà hàng nhượng quyền thuê mảnh đất đó (tiền thuê hàng tháng được tính dựa trên doanh thu). Hoạt động cho thuê nhà đất này mang lợi nhuận khá khẩm đến nỗi mà một công ty riêng (Franchise Realty Corporation) đã được lập lên chỉ để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của người chủ McDonald’s.

Năm 1959, McDonald’s quyết định xây dựng và điều hành một vài chi nhánh riêng. Họ khai trương những chi nhánh này trong mối liên hệ với những hãng bảo hiểm mà đã cho McDonald’s vay 1,5 triệu đô la Mỹ để đổi lấy một phần trăm cổ phần của công ty. Điều này đã thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của các chi nhánh McDonald’s trên toàn nước Mỹ vào những năm 60.

Sự phát triển đầy ngạo mạn của McDonald’s không bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi cuộc khùng hoảng năng lượng đã kìm hãm kinh tế Mỹ vào những năm 70. Khi đã về hưu, Kroc vẫn kinh doanh rất năng nổ, và ông coi cơn khủng hoảng như một cơ hộitrong việc chi tiêu vi khi đó giá cả đang đi xuống. Vào thời điểm đó, Kroc và McDonald’s thậm chí còn bắt đầu phi vụ nhượng quyền ở những nước khác.

Vào những năm 80, đế chế McDonald’s có khoảng 8000 chi nhánh và có mặt ở 32 quốc gia trên toàn thế giới. Bây giờ thì nó vẫn là kẻ đi đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh trên toàn cầu về doanh thu thực tế. Năm 2008, doanh thu thực tế của McDonald’s đạt tới hơn 70 tỷ đô la Mỹ, và đạt 21 tỷ lượt khách. Như vậy có thể tính, mỗi một người trên thế giới này đã mua một thứ gì đó từ McDonald’s ít nhất 3 lần trong năm 2008.

Nhân bản một cách có hệ thống

Điều gì khiến McDonald’s giữ chân được khách hàng? Bí mật nằm trong công thức đồng bộ hóa mọi thứ của McDonald’s.

Khi Kroc lần đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng của mình, chi nhánh thử nghiệm đầu tiên được ông sử dụng chính là chi nhánh của chính mình. Kroc lấy phong cách sản xuất đồ ăn theo dạng dây chuyền của anh em nhà McDonald’s , rồi mở rộng ý tưởng hệ thống hóa mọi thứ.

Mọi thứ cần phải được xác định rõ ràng và thực hiện trong cùng một cách thức. Cùng nguồn cung cấp đồ ăn, cùng những thủ tục chuẩn bị, và cùng một hệ thống bố trí nhà bếp đều phải được đặt đúng chỗ. Tất cả những cơ chế tiết kiệm thời gian và hoạt động, từ việc nhận order, chế biến, đóng gói, và giao sản phẩm đến khách hàng đều phải như nhau. Ngay cả hoạt động marketing sản phẩm và xây dựng thương hiệu thì cũng phải được thực hiện như nhau.

Nhờ có sự chú tâm vào từng chi tiết của Kroc, chi nhánh MacDonald’s đầu tiên của ông ở Illinois đã đạt được lợi nhuận ngay trong ngày đầu tiên được mở cửa tới công chúng. Với thành công trong tay, Kroc bắt đầu có hàng loạt những chi nhánh tiếp theo của McDonald’s mà có cùng một hệ thống vận hành.

60 năm sau, những hình vòm màu vàng trứ danh đã xuất hiện trong mọi ngõ ngách trên địa cầu nhờ vào công thức thành công khủng của McDonald’s, và hiện tại thì vẫn chưa có bất kì một dấu hiệu nào cho sự sụp đổ của đế chế khét tiếng này cả.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here