Chiến lược phát triển của Unilever qua 10 năm

0
2494

Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, tới nay công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất tại đây.

Unilever Việt Nam được xem là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất trong các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng. Từ năm 1995 đến năm 2005, Unilever Việt Nam đã đóng góp vào ngân sách quốc gia hơn 2.400 tỉ đồng. Công ty hiện có đội ngũ nhân viên gồm 3.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 6.000 người thông qua các nhà cung cấp và các đại lý.

Hơn 10 năm qua, Unilever với các mặt hằng FMCG đã chiếm được rất nhiều tình cảm của người tiêu dùng Việt Nam. Cùng nhìn lại chặng đường hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam để hiểu tại sao Unilever có chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người.

1. Đa dạng hóa thị phần

Sở hữu thị phần rộng lớn tại 90 quốc gia trên thế giới, Unilever chú trọng không chỉ những quốc gia có nền kinh tế phát triển châu Âu mà cả những quốc gia nghèo ở các khu vực châu Á, châu Phi. Cùng với việc phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của hàng triệu người trên thế giới, Unilever cũng đang chiếm lợi thế khi có trong tay khoảng 50.000 phụ nữ bán hàng tại các bản làng xa xôi tại nhiều quốc gia khác nhau.

Unilever cũng là hãng đầu tiên đưa ra thị trường các loại gói nhỏ dầu gội dành cho khách hàng nghèo. Tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka… Unilever còn được xem như là một “công ty địa phương”.

2. Cạnh tranh gắn liền với học hỏi

Có thể nói, trước mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh như Procter&Gamble và L’Oreal trong cuộc đua dành thị phần, “đại gia mỹ phẩm” Unilever đã phải thay đổi đáng kể phong cách quảng cáo và các chiến lược marketing.

John Dennis, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn Unilever từng nói “Cuộc đua trong ngành mỹ phẩm thế giới giữa các đại gia hàng đầu như Procter&Gamble, Unilever và L’Oreal luôn vô cùng thú vị. Dường như, không ai trong số các đại gia đều muốn mình bị lép vế hơn trong cuộc cạnh tranh đầy gian nan này. Họ tung ra hàng loạt các chiêu bài marketing và quảng cáo khác nhau. Chính vì thế, cuộc đua đã để lại nhiều bài học thú vị trong nghệ thuật cạnh tranh và marketing.”

3. Mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Cùng với việc đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả, Unilever cũng không quên mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tạo được ưu thế, bản sắc cho riêng mình nhưng vẫn phải phù hợp và thu hút khách hàng tại từng quốc gia, khu vực. Chẳng hạn khi đến Việt Nam, Unilever cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết – một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk.

4. Chú trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Từ năm 2010, Unilever đã đưa ra sản phẩm sữa tắm Dove dành cho nam tại hơn 20 quốc gia được đánh giá rất hiệu quả.

Cuối năm 2010, Chủ tịch Tập đoàn Unilever toàn cầu, ông Paul Polman đã công bố kế hoạch phát triển bền vững (Unilever Sustainable Living Plan, USLP) mới nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng gấp đôi sau 10 năm, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường lợi ích xã hội. Đây là mô hình kinh doanh tất yếu Unilever quyết định triển khai nhằm thích ứng với các thách thức nhân loại đang phải đối mặt như vấn đề sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng, nước sạch, biến đổi khí hậu… Chương trình này của Unilever không chỉ gắn với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mà còn giúp hãng sáng tạo hơn khi tập trung vào việc phát huy sáng kiến sử dụng năng lượng và nước hiệu quả.

5. Tối ưu hóa thương hiệu

Trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2005, Unilever bắt đầu chương trình tối ưu hóa thương hiệu của mình. Các lãnh đạo công ty quyết định chỉ giữ lại các thương hiệu đáp ứng 3 tiêu chuẩn: Sức mạnh của thương hiệu, Tiềm lực tăng trưởng, Quy mô thương hiệu

Trước khi đi đến quyết định cuối cùng, giữa các chi nhánh và lãnh đạo của hãng đã trải qua những hiệp thương thuyết có thể nói là rất căng thẳng. Hãng đã chọn giữ lại 400 thương hiệu đã đem lại 92% lợi nhuận cho công ty và lọai bỏ được 1200 thương hiệu chỉ trong vòng 1 năm.

Bên cạnh đó, hãng quyết định mua lại công ty thực phẩm Bestfoods. Việc mua lại Bestfoods giúp công ty sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Mayonese Hellmann’s, dầu lạc Skippy và súp Knorr.

6. Quảng cáo lôi cuốn, hấp dẫn

Một quảng cáo của Pond’s nói về hành trình tìm lại tình yêu của một cặp đôi đã lôi cuốn và gây cảm động với nhiều người xem

Phong cách quảng cáo chuyển biến từ kinh điển, trực tiếp giới thiệu sản phẩm sang ẩn dụ trong những quảng cáo truyền hình là một điểm nhấn nổi trội trong các quảng cáo của Uinilever. Ưu thế của phong cách này là đơn giản, dễ hiểu và thích hợp với khách hàng tại nhiều thị trường lớn.

Các quảng cáo của Sunsilk, Clear, Dove hiện đã theo sát những diễn biến mới của thị trường hơn, có cốt truyện hấp dẫn hơn và không chỉ giới hạn việc giới thiệu về sản phẩm thuần tuý mà đã chú trọng hơn đến yếu tố tác động vào các đối tượng khách hàng cụ thể, để khách hàng có thể nhớ, nhận biết, phân biệt, chọn lựa sản phẩm của hãng giữa rừng sản phẩm tương tự trên thị trường”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here