Nội Dung Chính
Có thể thấy trong khu vực Đông Nam Á, Lazada và Shopee là 2 website thương mại điện tử nổi tiếng nhất vì có mặt ở nhiều nước và lượng mặt hàng, đơn hàng lớn. Nhưng mỗi website lại sử dụng một chiến lược riêng.
Lúc này, một trong những cách được Lazada sử dụng để thu hút khách hàng trong khu vực Đông Nam Á của mình đó là tạo ra các chương trình khuyến mại. Kinh phí để thực hiện các khuyến mại này đến từ Alibaba.
Thế nhưng chiến lược dùng tiền cũng không thể giúp các dự án thương mại điện tử phát triển trong thời gian dài. Trong thời gian tới, đối thủ của Lazada là Shopee, một sản phẩm của startup Sea sẽ được niêm yết trở thành công ty đại chúng. Lazada chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
Do đó dần chuyển từ việc dùng tiền để kêu gọi khách hàng sang nâng cấp hạ tầng trở thành lựa chọn phù hợp. Mô hình hoạt động của Lazada từ năm 2013 đang tương tự Amazon, đó là cho phép người bán có thể gửi hàng tại các kho của trang web. Từ những kho này, các mọi sản phẩm được thực hiện đóng gói, chuyển tới người dùng mỗi khi có đơn hàng phát sinh. Như vậy, nếu trang web càng phát triển, càng có thêm nhiều đơn hàng, nhiều người bán thì chi phí cho việc phát triển kho hàng, giao vận cũng sẽ tăng lên.
Theo người đứng đầu Lazada lúc này là Max Bittner, hiện họ đang có 15 kho hàng tại Đông Nam Á. Công ty cũng đang mở rộng dịch vụ giao hàng của mình và tin tưởng vào chuỗi giá trị này.
Bất kỳ lượng hàng nào được đưa vào hệ thống bất kỳ lúc nào, chi phí sẽ đều ở mức rẻ nhất. Đây là mục tiêu mà hệ thống thương mại điện tử này đang cố gắng thực hiện.
Theo Bittner: “Không phải khách hàng nào cũng muốn mua một mặt hàng giống nhau. Một số khách có thể chờ nhưng số khác lại muốn thật nhanh”. Kể cả mặt hàng mà khách hàng muốn chỉ nhỏ như thực phẩm hằng ngày hay to như tủ lạnh, chi phí đóng gói và vận chuyển phải là thấp nhất. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong năng lực của một công ty thương mại điện tử.
Cách giúp người bán tiết kiệm hơn
Khác với những gì Lazada đang cố thực hiện, Shopee lại đang sử dụng một chiến lược hoàn toàn khác.
Theo website thương mại điện tử này, việc để cho người bán chủ động hoàn toàn trong việc hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website là cách giúp giảm chi phí cho người bán. Họ cũng cho rằng điều này sẽ hiệu quả hơn việc để người bán chuyển hàng đến kho trung gian của website vì phù hợp với tình hình tại Đông Nam Á.
Phân tích của Shopee cho thấy hàng nằm sẵn ở kho của website sẽ hiệu quả hơn cho khách mua nhưng lại gây ra vấn đề cho người bán. Người bán muốn hàng giao nhanh hơn phải đưa sản phẩm của mình tới mọi kho. Nếu chỉ đưa sản phẩm tới các kho ở thành phố lớn thì việc giao hàng ở các địa phương sẽ chậm hơn.
Chủ tịch của Sea, công ty mẹ của Shopee là Nick Nash cho rằng: “Nếu bạn cố gắng đưa hàng vào kho của bạn, công việc của bạn sẽ trở thành nhà bán buôn và vấn đề của các đối tác là làm thế nào để bán cho bạn một lượng hàng lớn nhất có thể trong một lần”. Đây là khó khăn của những người bán.
Làm theo cách của Alibaba?
Max Bittner cho rằng thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử không phải là tăng lượng hàng hoá giao dịch mà giải quyết các vấn đề về giao vận.
Cựu chủ tịch Lazada Indonesia cho biết các đối tác giao vận thứ 3 tại nước này không theo kịp tốc độ phát triển của website và dịch vụ tại nước này đang kém ở khâu hoàn thiện đơn hàng.
Alibaba, tập đoàn đã mua lại Lazada đang phát triển theo mô hình tương tự. Tuy nhiên Jack Ma cũng từng cho rằng: “Khi quy mô của bạn còn nhỏ, hãy phát triển theo mô hình chung gian, không tích trữ hàng hoá. Nhưng muốn có hiệu quả hãy kết hợp cả mô hình trung gian và trữ hàng. Với quy mô hiện nay của Alibaba, bản thân website phải thực hiện nhiệm vụ tích trữ hàng này và nên đầu tư”.
Cả Lazada và Alibaba lúc này đang chia sẻ hệ thống dữ liệu lớn của mình để tạo ra các dịch vụ phù hợp với khách hàng và ngăn chặn hàng giả. Các hành vi gian lận của người dùng cũng dễ dàng bị hệ thống phát hiện do chức năng hạn chế đơn hàng có sẵn của hệ thống.
Thực tế lúc này tại khu vực Đông Nam Á, Lazada và Shopee không phải là 2 dịch vụ thương mại điện tử duy nhất. Tại mỗi nước, 2 hệ thống này đều có những đối thủ nội của khu vực đó, ví dụ tại Việt Nam là Tiki. Amazon đã có mặt tại Singapore. Một đối thủ khác là Tokopedia đã bán cổ phần cho Alibaba. Các đối thủ thay đổi có thể kéo theo việc cả 2 website thương mại điện tử này cũng sẽ phải thay đổi chiến lược trong thời gian tới.