Nội Dung Chính
Nếu bạn là 1 sinh viên đang tìm kiếm nguồn cảm hứng hay những kiến thức bổ ích thì những quyển sách thiết kế đồ họa sau đây chắc chắn là ngôi sao sáng trên kệ sách của bạn đấy.
Chúng sẽ giúp cho bạn chuẩn bị hành trang cho tương lai bằng cách thêm vào những tình huống thực tế bên cạnh việc học lý thuyết, mang đến cho bạn 1 nguồn cảm hứng khác hơn và giúp bạn tự tin hơn trong vai trò nhà thiết kế sau này.
1. Paul Rand: A Designer’s Art
Không những nổi tiếng với các thiết kế logo cho các khách hàng lớn như IBM, UPS hay NeXT, giám đốc nghệ thuật và nhà thiết kế đồ họa người Mỹ Paul Rand còn được nhiều người tôn sùng là cha đẻ của xây dựng thương hiệu hiện đại. Mặc dù quyển “Form and Chaos” của ông đã không còn được xuất bản nữa, tuy nhiên ông vẫn còn 1 quyển khác về thiết kế đáng để các bạn tìm đọc – Paul Rand: A Designer’s Art.
Qua 27 bài tiểu luận, ông đã trình bày nội dung chính của thiết kế đồ họa như sau: tại sao thiết kế đồ họa lại quan trọng? Sự tác động của thiết kế đồ họa đối với xã hội? Điều gì là quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa? v.v
2. Layout Essentials
Dẫu đây không phải là phần thú vị trong công việc nhưng nó là điều cơ bản để các nhà thiết kế đồ họa hiểu về lý thuyết thiết kế lưới. Bởi chỉ khi hiểu được, bạn mới có thể biến thể nó theo cách bạn mong muốn. Tác giả Beth Tondreau đã lồng ghép 100 nguyên tắc sử dụng các thiết kế lưới vào quyển sách này và vừa rồi nó cũng được chỉnh sửa và cập nhật mới lại trong năm 2019.
3. The Art of Looking Sideways
Người đồng sáng lập công ty Pentagram – Alan Fletcher đã viết khá nhiều sách trong suốt sự nghiệp, tuy nhiên đây chính là quyển hay nhất: bậc thầy về trí thông minh thị giác, không ngừng đặt câu hỏi về cách các nhà thiết kế nghĩ về mọi thứ từ màu sắc đến bố cục.
Gồm 72 chương lấp đầy các giai thoại, trích dẫn, hình ảnh, các thông tin vô ích, trường hợp kì lạ, các mẫu truyện cười và các hồi ức, quyển sách này là một tập hợp trí tuệ kiến thức không thể bỏ qua đối với bất kì ai đánh giá cao mối tương quan giữa từ ngữ và hình ảnh.
4. How to be a Graphic Designer Without Losing Your Soul
Quyển sách của nhà tư vấn thiết kế và nhà văn Adrian Shaughnessy được xem như ươm mầm cho các thế hệ thiết kế trẻ tuổi nhận diện các lợi ích cũng như cạm bẫy trong nền công nghiệp thiết kế hiện đại.
Như tiêu đề của sách, cốt lõi chính là giúp cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp bắt đầu quãng đường đầu tiên của một nhà thiết kế có thể nhận ra những rủi ro tiềm năng mà hết sức cẩn thận. Ngoài ra, quyển sách của Shaughnessy cũng được xem như công cụ hướng dẫn cho các nhà thiết kế độc lập ý tưởng muốn tìm đến thứ gì đó ý nghĩa hơn và bổ ích hơn những lý thuyết đơn thuần được học tại trường.
Phiên bản sửa đổi năm 2010 của quyển sách gồm các chương bao hàm các kỹ năng chuyên nghiệp, tiến trình sáng tạo và các xu hướng toàn cầu như: hiệu ứng nhà kính, nguyên tắc ứng xử và sự phát triển của văn hóa kĩ thuật số.
5. A Smile in the Mind
A Smile in the Mind đã sớm được phát hành như một trong những quyển sách thiết kế có ảnh hưởng nhất vào năm 1996, sau đó trải qua 20 năm đại trùng tu dưới con mắt tinh tường của giám đốc sáng tạo tại The Partners – Greg Quinton.
Trong khi quyển How to Be a Graphic Designer, Without Losing Your Soul khơi gợi sự hiểu biết trong kinh doanh và giúp bạn sẵn sàng với những mưu toan của ngành công nghiệp thiết kế thì quyển A Smile in the Mind là một liều thuốc kích thích cho tâm hồn, một bàn đạp thuận lợi cho việc phát triển ý tưởng thiết kế.
Và cuối cùng, cuốn sách mang đến sự hóm hỉnh như một phương thuốc thần kỳ để phát triển thương hiệu thực sự bằng cách minh họa một chuỗi dự án đầy cảm hứng từ rất nhiều nơi trên thế giới trong suốt 4 thập kỷ qua. Quả thật, đây chính là quyển sách tham khảo tuyệt vời để phát triển và củng cố ý tưởng cho bạn.
6. Branding: In Five and a Half Steps
Giám đốc sáng tạo Michael Johnson đã thể hiện sự thông thái của mình khi là người tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu với quyển sách Branding In Five-and-a-Half Steps vào năm 2016. Đây là 1 cẩm nang vô giá về quá trình sáng tạo.
Đối với Johnson, luôn luôn có 1 điểm ngọt ngào tuyệt vời giữa rất nhiều chiến lược thương hiệu dày đặc và ông cũng đưa ra nhiều ví dụ minh họa điển hình. Trong quyển sách này, ông chia nhỏ 5 bước trong tiến trình xây dựng thương hiệu của Johnson Banks – bao gồm nửa bước nữa giữa các chiến lược và thiết kế – và giải thích tại sao lại cần như thế.
7. How to
Nếu như quyển sách với tựa đề 10 chữ của Shaughnessy chưa đủ dài trên kệ sách thiết kế của bạn, thì hãy thử với tựa đề này của Michael Bierut nhé – Làm thế nào tận dụng nghệ thuật thiết kế để bán được sản phẩm, giải thích mọi việc, làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, khiến mọi người cười kể cả khóc hoặc thay đổi cả thế giới.
Xuất bản năm 2015, nhà thiết kế kỳ cựu và đối tác của Pentagram New York đã thổi một luồng gió mới vào các công trình nghiên cứu truyền thống bằng việc viết nó như một cẩm nang lẫn một bản tuyên ngôn.
Sử dụng 35 dự án như những minh chứng thực tế, Bierut đã chứng minh được vai trò đa dạng của thiết kế đồ họa trong thế giới hiện đại dựa trên những kiến thức tinh thông của mình. Ngoài ra, quyển sách này cũng bao gồm những bản phác thảo thô, kể cả những ý tưởng bị khước từ hay những bản thiết kế hoàn chỉnh của ông. Không thể phủ nhận đây là quyển sách của quá trình sáng tạo không ngừng.
8. Graphic Design Rants and Raves
Quyển sách cuối cùng trong danh sách mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đó là một tuyển tập tuyệt vời gồm những bài luận khơi gợi sáng tạo năm 2017 của giám đốc nghệ thuật, tác giả kiêm giảng viên Steven Heller. Quyển sách này sẽ giúp các bạn trao dồi tư duy phản biện và chất vấn vai trò của thiết kế trong một thế giới rộng lớn hơn.
Cùng với 40 bài luận của Heller bao hàm tất cả về thiết kế đồ họa, các lĩnh vực nghệ thuật tương quan và văn hóa, quyển sách này trình bày rõ ràng, đầy đủ mối quan hệ giữa thiết kế, giới tính với vai trò của thiết kế trong cuộc chạy đua Tổng Thống Mỹ vừa qua.
Hãy trải nghiệm thực tế cùng những quyển sách được đề cập trên đây, chắc chắn bạn sẽ bắt đầu chặng đường nhà thiết kế một cách tốt hơn và được trang bị kỹ càng hơn.