Vì sao người dùng ngại sản phẩm giá rẻ nhưng vẫn mua?

0
854

Khi vào một cửa hàng, thứ được chúng ta để tâm nhiều nhất luôn là những sản phẩm đắt tiền, nó gắn liền với các sản phẩm có giá trị cao nhưng sau cùng chúng ta lại chọn những thứ rẻ để mang về.

Không nói tới những người không có điều kiện, đại đa số chúng ta mỗi khi vào một cửa hàng nào đó đều quan tâm, bị thu hút bởi những thứ có giá trị cao nhất, bỏ mặc những thứ rẻ tiền. Thế nhưng, sau tất cả chúng ta vẫn mua những sản phẩm có giá rẻ. Lý do vì sao?

“Trong quá trình đánh giá sản phẩm, giá thành trở thành thứ được đưa lên hàng đầu, chúng ta thật lạ lùng loại bỏ những sản phẩm giá thành thấp mặc cho chất lượng của chúng và cũng không có lý do nào để thử nghiệm những sản phẩm này”.

Hóa ra có cả những ảnh hưởng từ lịch sử cho tới tâm lý vì sao chúng ta thường lơ là các sản phẩm rẻ tiền.

Con người mặc định với khái niệm: Rẻ là giá trị thấp

Khi chúng ta chi nhiều tiền cho một thứ gì đó, chúng ta mong chờ nó sẽ mang lại rất nhiều cho chúng ta. Ví dụ như bạn bỏ rất nhiều tiền cho một chiếc áo, bạn kì vọng nó sẽ làm mình đẹp hơn, sang trọng hơn hay thời trang hơn. Thế nhưng, khi giá trị của nó giảm, niềm đam mê vào sản phẩm cũng như thói quen chân trọng sản phẩm này mất dần đi.

Định hướng sai lầm của những sản phẩm rẻ với giá trị thấp khiến cho chúng ta mất đi sự quan tâm tới những thứ rẻ tiền, những thứ có giá thành thấp nhưn giá trị lại rất cao.

Lấy ví dụ như quả dứa, thứ được Christopher Columbus mang về châu Âu từ Mỹ. Tại thời điểm đó, giá thành để mang dứa từ châu Mỹ về châu Âu rất cao, nó khiến cho mức giá để mua được dứa tưởng chừng không thể. Chỉ có những thành viên hoàng tộc mới có đủ tiền để ăn dứa và giá trị của 1 quả dứa lúc đó theo giá thành hiện tại là khoảng 7.500 US bằng với một chiếc ô tô tại nhiều quốc gia. Giá trị của nó cao tới nỗi có nhiều nhà thờ được xây dựng để tôn vinh… dứa.

Thế nhưng, ngày nay thì sao? Dứa sau quá trình tiến hóa và được con người thay đổi, có vị còn ngon hơn ngày xưa, dễ mua hơn ngày xưa, tất nhiên giá thành rẻ hơn cả nghìn lần. Mặc dù vậy, thứ hoa quả thần thánh ngày nào giờ lại trở thành một trong những thức ăn kém ưa chuộng nhất thế giới. Vì sao quả dứa lại có sự thay đổi đáng sợ tới thế? Thực ra quá dứa chẳng làm gì có tội, thứ khiến quả dứa mang tiếng xấu chính là thái độ của con người.

Sự kết nối giữa giá thành và giá trị

Chúng ta có xu hướng coi những thứ rẻ tiền là những thứ kém chất lượng vì trong lịch sử, những sản phẩm đắt tiền thường đi liền với chất lượng cao cấp.

Những sản phẩm có giá càng cao, nó càng có vẻ tốt hơn, giá trị cao hơn. Bởi vì chẳng có lý do nào mà một sản phẩm rất tốt lại có mức giá rẻ, như thế sẽ chẳng còn gì để bàn nữa. Ví dụ như những chiếc túi đắt tiền, khi nó được làm từ vật liệu tốt nhất, may hoàn toàn bằng tay và trải qua quá trình chế tác kéo dài, giá thành của nó không thể bằng một chiếc túi làm theo phương pháp công nghiệp với vật liệu kém chất lượng.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã thay đổi mọi thứ

Khái niệm “đắt sắt ra miếng” chỉ tồn tại cho tới thế kỉ 18, thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, khi mà chúng ta tìm ra cách sản xuất những sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp hơn.

Mặc dù vậy, thay vì đề cao giá trị của những sản phẩm này, tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho đại đa số người dùng, ngành công nghiệp đã định hướng những sản phẩm “công nghiệp” bằng hiệu ứng khác, họ lấy đi một số trải nghiệm của người dùng như sự hứng thú, yêu thích và tất nhiên là giá trị.

Ngày nay, xã hội mặc định tạo cho chúng ta cảm giác chán nản với những thứ rẻ tiền. Vì sao? Vì các nhà sản xuất muốn tạo ra những sản phẩm tốt với mức giá cao hơn, khi người dùng nhận ra sự chênh lệch về chất lượng cùng giá thành, họ sẽ thấy những sản phẩm đắt tiền “hời hơn”.

Từ đó con người đã có thói quen nhìn giá đoán chất lượng sản phẩm, thứ mà chúng ta làm sai trong quá trình mua sắm. Con người cho phép tấm tem giá xác định xem bản thân hứng thú ra sao với một sản phẩm, thứ mà giá thành không bao giờ nên hướng tới. Chúng ta thổi hồn vào tờ tem giá để nó khiến những sản phẩm rẻ tiền thêm kém chất lượng. Về cơ bản, nhận thức giá thành của con người ngày một bị làm hỏng.

Giống với lần đầu chúng ta đi tàu hoả hay máy bay, khi mới đi, chẳng có ai không dán mắt vào khung cửa sổ nhìn ra ngoài trời. Tời giờ, khi giá vé máy bay càng rẻ, cơ hội di chuyển càng nhiều, chẳng mấy người nhìn qua cửa sổ khi đi máy bay nữa. Sự phổ biến của một mặt hàng hóa hay thứ gì đó sẽ tạo cơ hội làm giảm giá thành của nó, nó trở nên phổ biến, không khan hiếm và sự chân trọng của con người cho nó cũng giảm theo.

Vậy vì sao con người xa lánh những sản phẩm rẻ tiền nhưng rồi cuối cùng vẫn mua chúng?

Đây có lẽ là thứ rất nhiều người gặp phải, bạn vào một cửa hàng quần áo, đảo mắt quanh những thứ có giá trị cao nhất nhưng chẳng mua gì cả và cắm đầu vào đống đồ lỗi hoặc sale. Bạn có gặp phải tình trạng này không?

Và rồi khi bạn cần một chiếc điện thoại, bạn bỏ nhiều thời gian ra ngắm những chiếc iPhone mới nhất, đắt nhất, hiện đại nhất nhưng cuối cùng lại chi tiền mua một cái iPhone cũ với tính năng ít hơn. Nếu không gặp phải vấn đề trên, có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng này.

Vì sao luôn tránh đồ rẻ tiền nhưng vẫn mua?

Về cơ bản, con người luôn vươn tới những thứ tốt nhất, nó là bản năng, thứ cần thiết để chúng ta sinh tồn và phát triển. Nhưng, không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu những thứ tốt nhất, thêm vào đó cho dù họ có điều kiện thì thế giới cùng những thứ xung quanh đã thay đổi con người ở 2 khía cạnh khiến những sản phẩm “bị xa lánh” lại là những thứ được mua nhiều.

So sánh cùng sự tiết kiệm: Khi mua một thứ gì đó, chúng ta thường có xu hướng so sánh chúng. Mặc dù chọn những sản phẩm đắt tiền nhất, nhưng khi quyết định mua, chúng ta lại mua những sản phẩm rẻ hơn. Điều này tới từ sự tiết kiệm, do giá thành chênh lệch lớn nhưng giá trị lại không chênh lệch nhiều, chúng ta sẽ chọn thứ rẻ để tiết kiệm chi phí – thứ mà cả thế giới khuyên ai cũng nên làm.

Sự thay đổi quá nhanh, ao ước cập nhật: Trong thế giới hiện đại, mọi thứ thay đổi quá nhanh. Liệu bạn có dám bỏ tiền ra mua một chiếc áo khoác 10 triệu mà không lo rằng sang năm nó sẽ lỗi mốt? Mặc dù chắc chắn chiếc áo kia sẽ bền hơn, sang xịn hơn khi bạn mua, nhưng tới sang năm bạn vẫn phải đổi nó để bắt kịp xu hướng. Bạn thấy điều gì chưa? Đó chính là khao khát được hoà nhập của con người, chúng ta thích sống theo đám đông, làm giống mọi người và chạy theo xu hướng. Đó là lý do vì sao chúng ta thích ngắm những thứ đắt tiền, xa lánh đồ rẻ tiền nhưng cuối cùng vẫn mua những thứ rẻ.a

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here