Bài học kinh doanh từ cuốn sách “gối đầu giường” của Bill Gates

0
805

Không chỉ mình Bill Gates mà cả “huyền thoại đầu tư” Warren Buffett cũng là một độc giả của “Business Adventures”. Cuốn sách này có gì khác biệt mà có thể khiến cho cả hai vị tỷ phú giàu có nhất thế giới phải tâm đắc đến vậy?

Cuốn ‘Business Adventures: Twelve Classic Tales From the World of Wall Street’ (tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh: 12 câu chuyện kinh điển từ Phố Wall) của John Brooks, xuất bản lần đầu vào năm 1969, bao gồm nhiều câu truyện thú vị về Phố Wall khiến bạn bị cuốn hút từ đầu đến cuối.

Gates từng nói đây là cuốn sách về kinh doanh hay nhất mà ông đã từng đọc. Không chỉ mình Bill Gates mà cả tỉ phú Warran Buffet cũng là một độc giả của Business Adventures.

Gates từng chia sẻ: “Cuốn sách của Brooks là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng các quy tắc để điều hành một doanh nghiệp lớn mạnh và tạo ra giá trị không hề thay đổi. Và yếu tố con người luôn là điều thiết yếu đối với mọi nỗ lực kinh doanh. Dù có sản phẩm tuyệt vời, một kế hoạch sản xuất và tiếp thị chặt chẽ, bạn vẫn phải cần người tài để dẫn dắt và thực hiện các kế hoạch đó”.

Business Adventures gồm 12 bài báo được đăng trên tờ New Yorker do chính tác giả John Brooks viết từ những năm 60. Cuốn sách đã ngừng xuất bản từ năm 1971 nhưng tỷ phú Gates cho rằng những bài học mà nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay và mãi về sau.

Nói về cuốn sách, tỷ phú Bill Gates nhận định: “Business Adventures nói về sức mạnh và nhược điểm của các nhà lãnh đạo trong những hoàn cảnh khó khăn, những vấn đề mấu chốt thường gặp trong kinh doanh. Vì thế, nó vẫn còn giá trị bất chấp tuổi tác. Công trình của John Brooks thực sự là về con người, đó là lý do vì sao nó đứng vững theo phép thử của thời gian”.

Dưới đây là một số bài học kinh doanh sâu sắc rút ra từ cuốn sách “gối đầu giường” này, theo Business Insider:

Người đổi mới cần phải tiếp tục đổi mới

Bill Gates cho biết một trong những câu chuyện bổ ích nhất trong quyển sách Business Adventures là bài báo mang tựa đề “Xerox Xerox Xerox Xerox”. Brooks đã ghi chép cách Xerox tuyển dụng những nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm thay thế cho máy in rônêô và thay đổi cách làm việc của mọi văn phòng trên thế giới.

Sau khi máy in Xerox 914 được tung ra thị trường vào năm 1960, nó đã nhanh chóng trở thành thiết bị của mọi văn phòng. Năm năm sau, Xerox ghi nhận doanh thu 500 triệu USD.

Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, bộ sậu lãnh đạo Xerox bắt đầu ngủ quên trên chiến thắng và thái độ này cuối cùng đã bắt Xerox phải trả giá bằng các khoản lỗ khổng lồ vào thập niên 1970, khi nhiều đối thủ cạnh tranh bắt đầu tung ra máy photocopy của mình.

Sự suy sụp của Xerox giúp Bill Gates nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới liên tục, năng động để thành công không nhanh chóng biến mất khi xã hội và nền tài chính kinh tế luôn có xu hướng thay đổi và phát triển không ngừng. Ông khẳng định bản thân sẽ cố gắng để Microsoft không mắc phải sai lầm như Xerox.

Đừng tung ra sản phẩm khi nó chưa thật sự sẵn sàng

Nhà sáng lập Xerox Joseph C. Wilson là người thừa kế Công ty Haloid Photographic vào những năm cuối thập niên 1940. Sau khi nghiên cứu phát minh máy in điện tử của nhà vật lý Chester Carlson, Wilson đồng ý bắt tay với Carlson và quyết định tìm đường đưa phát minh Xerox trở thành một thiết bị văn phòng dễ sử dụng.

Wilson sau đó đặt lại tên mới – “xerography” – cho quá trình sao chép này và đổi tên công ty thành Haloid Xerox vào năm 1958, trong khi đó chiếc máy xerography vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Hội đồng quản trị của Wilson lo lắng nhiều hơn khi ông cứ khăng khăng dành nhiều năm cho giai đoạn R&D của chiếc máy xerography, thậm chí các nhà nghiên cứu cũng không cảm thấy thuyết phục rằng họ có thể tạo nên một sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường.

Wilson có thể đã cung cấp cho khách hàng một sản phẩm cồng kềnh, nhưng nhiều khả năng sẽ bị các đối thủ khác cải tiến và lật đổ. Rất may sau đó Xerox 914 cũng “kịp” đem về 75 triệu USD, giúp Xerox trở thành cái tên lớn trong ngành công nghiệp thiết bị in ấn văn phòng.

Văn hóa doanh nghiệp “từ thiện”

Tác giả Brooks tỏ ra thích thú với tu từ nhà cải cách xã hội không tưởng của Wilson (do-gooder) và kết luận rằng điều này hoàn toàn đúng.

Ngày nay, nhiều công ty thổi phồng nền văn hóa doanh nghiệp “từ thiện” của họ, nhưng điều này rất không phổ biến hồi những năm 1960. Wilson tin rằng nhiệm vụ của ông là hiến tặng hàng triệu USD cho các tổ chức từ thiện và trường đại học đồng thới áp dụng chính sách nhân sự tiến bộ trong bối cảnh phòng trào nhân quyền thời bấy giờ.

Ban đầu, ý tưởng “kỳ lạ” này của Wilson vấp phải sự phản đối, nhưng sau đó được chấp nhận rộng rãi.

Ngoài mục đích đem lại điều tốt đẹp cho người khác, doanh nghiệp từ thiện, linh hoạt trong lợi ích lao động còn thu hút được nhiều người tài hơn và giữ chân được nhân viên giỏi. Đó cũng là cách PR quá tốt.

Đừng để cái tôi lấn át

Một câu chuyện khác trong cuốn Business Adventures mà Bill Gates rất tâm đắc là về chiếc xe Ford Edsel – hiện vẫn được nhắc đến như một trong những sản phẩm tai hại nhất trong lịch sử Ford Motor.

Các giám đốc điều hành của Ford quyết định sẽ nghiên cứu để phát triển một chiếc xe hoàn hảo dành cho tầng lớp trung lưu Mỹ. Các kỹ sư và nhà thiết kế của hãng đã dành ra hai năm thu thập ý kiến công chúng và thử nghiệm ý tưởng đám đông.

Nhưng sau tất cả nghiên cứu đó, họ vẫn làm theo ý muốn của mình. Ford tung ra Edsel năm 1957 với 18 biến thể và không một mẫu nào trong số đó nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể nào.

Đừng bao giờ được đẩy mình vào “bước đường cùng”

Trước khi hoàn tất thậm chí đặt tên cho chiếc xe Edsel, Ford đã bắt đầu quảng bá cho “E-Car” – cam kết cách mạng hóa ngành công nghiệp ôtô. Tác giả Brooks cho biết, các giám đốc điều hành Ford thậm chí chưa bao giờ cân nhắc khả năng thất bại, thậm chí còn thành lập bộ phận Edsel và ký hợp đồng phân phố với các đại lý trước khi mẫu xe này hoàn thiện.

Mùa hè năm 1957, thị trường chứng khoán bất ngờ lao dốc và người tiêu dùng dừng mua các mẫu xe tầm trung trong khi Edsel cũng dự kiến sẽ được tung ra cùng năm.

Nếu cẩn trọng hơn với kế hoạch Edsel, Ford đã không phải “cắn răng” chịu lỗ 350 triệu USD.

Chấp nhận thất bại, học hỏi và tiến lên

Bất chấp những sai lỗi của ban lãnh đạo Ford liên quan đến mẫu xe Edsel, tác giả Brooks nhận thấy rằng không ai nhận trách nhiệm về thất bại này, thậm chí còn cho rằng họ đã làm mọi chuyện hết sức đúng đắn.

Giám đốc tiếp thị Edsel thậm chí còn nói với Brooks rằng “Mọi người phản ứng thật kỳ lạ. Những gì họ liên tục mua trong những năm qua đã khuyến khích ngành ôtô tạo ra chính xác mẫu Edsel. Chúng tôi đã tung ra mẫu xe cho khách hàng và họ lại từ chối. Chà, họ không nên hành động như vậy mới phải.”

“Tác phẩm của John Brooks là về bản chất con người và đó là lý do vì sao giá trị của cuốn sách vẫn mãi trường tồn sau nhiều năm như vậy”, Bill Gates khẳng định.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here