Vì sao Nokia từng thất bại trước Apple?

0
760

Gã khổng lồ Phần Lan thất bại trước Apple không phải vì iPhone, mà vì những bất ổn đến từ bên trong nội bộ của hãng, theo lời cựu chủ tịch Nokia Jorma Ollila.

Mùa thu năm 2007, chủ tịch của Nokia khi đó là Jorma Ollila, người vừa từ chức CEO một năm trước, hỏi ý kiến 12 vị điều hành đứng đầu công ty rằng “liệu iPhone mới của Apple có là mối đe dọa hay không”.

Lúc đó, 10 nhân sự cấp cao của Nokia cho rằng iPhone sẽ là đối thủ đáng gờm. Ai cũng thấy rõ điều đó, nhưng đối với con tàu khổng lồ như Nokia bấy giờ, né tránh tảng băng iPhone là điều vô cùng khó.

Trong cuốn tự truyện mang tên “Against All Odds: Leading Nokia form Near Catastrophe to Global Success”, Jorma Ollila cũng thừa nhận điều này.

Đó là câu chuyện về Nokia vào đầu những năm 90 khi hãng gặp khó khăn chồng chất do quyết định đầu tư sai lầm, cho đến khi Jorma Ollila lên nắm quyền và lái con tàu Nokia đến thành công. Cuốn sách cũng nói về giai đoạn 2007 và sự diệt vong sau này của Nokia.

Năm 2004, lãnh đạo của Nokia đã nhận ra tương lai của thiết bị di động là điện thoại thông minh và yếu tố cạnh tranh chủ chốt khi đó sẽ là hệ điều hành. Bằng chứng là chiếc di động được định nghĩa “smartphone” lúc bấy giờ: Nokia 9000 đã ra đời với các tính năng mới như gửi email, lướt web.

Tuy nhiên, Nokia đã đúng đắn về sản phẩm, sai lầm về thời gian. Hãng tung ra Nokia 9000 vào năm 1996, khi công nghệ mạng không dây chưa sẵn sàng để sử dụng, khách hàng đã không thực sự cảm nhận được sự “thông minh” của di động này.

Dù đi trước, nội bộ Nokia lại chia rẽ. Hãng có tận 2 nhóm nghiên cứu hệ điều hành cho di động. Một nhóm nghiên cứu phát triển Symbian, hệ điều hành cũ kĩ có trên hầu hết các smartphone Nokia. Nhóm còn lại nghiên cứu MeeGo, hệ điều hành dùng cho các máy tính bảng, netbook hay các hệ thống nhúng.

Sự tham lam trong chiến lược này đã chia rẽ Nokia từ bên trong, đánh mất ưu thế trước một Apple với iOS và đội ngũ đồng nhất của họ. “Chúng tôi hiểu vấn đề, nhưng sâu trong tâm trí chúng tôi lại không thể chấp nhận điều đang diễn ra. Những dự án lớn cứ thế được tiếp tục. Những buổi dự báo doanh thu cứ diễn ra, trong khi điều chúng tôi cần làm là tập trung vào tương lai xa hơn”, Jorma viết trong tự truyện.

Cây bút Justin Fox của Bloomberg nhận định, Nokia đã không có được cố gắng đổi mới nào trước những thay đổi trên thị trường, khi iPhone và các smartphone dần chiếm thị phần của hãng.

Những vị lãnh đạo đầu tiên của Nokia khi đó đã hơn 30 tuổi, gồm Jorma Ollila, Olli-Pekka Kallasvuo, Pekka Ala-Pietela, Matti Alahuhta và Sari Baldauf.

Họ đã cùng nhau lớn lên ở Phần Lan và lãnh đạo Nokia. Tuy được dẫn dắt bởi Jorma, nhưng từng người trong nhóm đều có quyền đưa ra quyết định như nhau. Mọi vấn đề lớn Nokia gặp phải đều được giải quyết khi “The Five” họp mặt để bàn bạc.

Jorma kể ông chưa từng gặp được đội ngũ lãnh đạo nào như thế trong các công ty, tập đoàn khác. Những năm tháng huy hoàng của Nokia có được đều do “The Five” đưa quyết định nhanh chóng nhưng thống nhất.

Thế nhưng, “The Five” bắt đầu tan rã khi năm 2004, Sari Baldauf quyết định từ chức và rời khỏi ban điều hành Nokia vì bà cảm thấy không còn mặn mà với công việc. Matti Alahuhta khi đó được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch điều hành của Nokia nhưng ông lại kiêm chức CEO của hãng thang máy Kone.

Điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia.

Justin Fox
Bloomberg

Không lâu sau khi “The Five” mất 2 thành viên và Jorma từ chức CEO, Pekka Ala-Pietela cũng rời khỏi Nokia và để Olli-Pekka Kallasvuo điều hành công ty từ năm 2006 đến 2010.

Theo cây bút Justin Fox, có thể điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia. Hãng sau đó được Stephen Elop lãnh đạo vào 2010 nhưng tầm nhìn sai lầm của vị thuyền trưởng không mang quốc tịch Phần Lan này đã khiến di sản của Nokia trở thành mây khói.

Nền tảng Qt, hệ điều hành Meltemi hay MeeGo đều bị ông từ bỏ để chuyển sang Windows Phone của Microsoft. Kết quả là điện thoại Windows Phone trong năm 2012 chỉ bán được khoảng 10 triệu máy, trong khi lượng smartphone bán ra toàn cầu cùng năm là 169 triệu máy, theo số liệu từ Gartner.

Hiện tại, cái tên Nokia vẫn xuất hiện trên các trang báo. Hãng di động này được cho sẽ trở lại với thiết bị Nokia D1C để tuyên chiến Samsung và Apple. Như đoán trước sự trở lại này, Jorma đã viết cuối sách: “Lịch sử đã cho ta gợi ý. Sau sự chuyển mình, Nokia có thể sẽ tìm được những thị trường mới mà hãng có thể phát triển”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here