Mối Đe Doạ Đến Từ Những Ứng Dụng Giao Đồ Ăn Trực Tuyến

0
1890

 

Cứ 7 người lại có 1 người chọn mua trên ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến

Sự bùng nổ của hàng loạt ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến

Theo số liệu mới nhất của Kantar Worldpanel về hành vi tiêu dùng của thị trường TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2019, trung bình cứ 7 người mua đồ uống dùng ngay lại có 1 người mua bằng ứng dụng giao đồ ăn.

Euromonitor cùng nhiều đơn vị bên thứ ba khác định giá thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam sẽ có giá trị khoảng 38 triệu USD vào năm 2020. Thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đã có những cái tên quen thuộc như Now.vn, GrabFood, Go-Food hay những nhân vật mới như Baemin.

Các nhãn hiệu thi nhau rót tiền tranh giành thị trường

“Thay đổi trước mắt mà bất kỳ ai cũng nhận ra là về cách thức vận chuyển đồ nhưng phía sau đó, rất nhiều yếu tố liên quan đến marketing, mô hình kinh doanh cũng đều chịu ảnh hưởng”. Bà Phạm Quỳnh Trang, chuyên gia từ Kantar Worldpanel Vietnam nhận định.

Với mức đầu tư khủng của các công ty ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến thông qua nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn và không ngừng cải tiến ứng dụng, các dịch vụ giao hàng đã thu hút được số lượng lớn đối tác trong ngành F&B.

công ty ứng dụng giao đồ ăn

Những chiến dịch quảng cáo với thông điệp cụ thể nhắm vào giới trẻ như “Đừng bỏ bữa” của GrabFood hay “Trà sữa là chân ái” của Baemin… hay cách Go-Food chi mạnh tay mời Sơn Tùng M-TP làm đại diện thương hiệu giúp các ứng dụng thu hút thêm nhiều người mua mới và gia tăng tần suất sử dụng.

Dễ làm mờ các giá trị cũ

Tâm lý khách hàng đang thay đổi

Thảo Linh chia sẻ cô là khách hàng trung thành của các ứng dụng này ngay từ khi chúng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Do đặc thù công việc với sức ép về thời gian, cô khó thu xếp ra ngoài các cửa hàng ăn. Gọi đồ ăn trực tuyến về chỗ làm là lựa chọn tiện lợi hơn rất nhiều.

“Ra ngoài ăn trưa mất đến cả tiếng bao gồm thời gian đi lại, chờ đồ ăn, chưa kể đến nắng nôi và khói bụi, trong khi gọi ship thì chỉ vài thao tác là đồ tới liền”, cô gái 22 tuổi nói.

Thảo Linh cũng cho biết từ khi dùng các ứng dụng này, cô cũng ít đến các cửa hàng ăn truyền thống hơn, thường chỉ đi ăn cùng bạn bè hoặc ghé cửa hàng trên đường đi.

ứng dụng giao đồ ăn grapfood

Nói về các tác động của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đối với các cửa hàng thông thường. Bà Quỳnh Trang nhận xét, mỗi mô hình kinh doanh có một bài toán chi phí khác nhau. Đối với mô hình quy mô nhỏ hay kinh doanh gia đình chỉ qua tâm đến vấn đề về giá và sản phẩm thì ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm được chi phí vận hành.

Giúp các doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ tiếp cận khách hàng

Trong khi đó, với những thương hiệu F&B vừa và lớn được đầu tư ngay từ ban đầu để phục vụ như dịch vụ truyền thống với số lượng cửa hàng hạn chế. Thì ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng khách hàng rộng hơn, nhanh hơn. Cũng như kích thích nhu cầu chi tiêu nhiều hơn nhờ tính tiện lợi mà giao đồ ăn trực tuyến mang lại. Người tiêu dùng cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức để có được sản phẩm trên tay.

ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến

Cuộc chiến về giá – Liệu có thể trụ dài lâu

Tuy nhiên, chuyên gia từ Kantar Worldpanel cũng nhận định khi cuộc chiến chỉ còn cạnh tranh về sản phẩm và giá, cùng với sức ép của các chương trình khuyến mãi thì sự phát triển của giao đồ ăn trực tuyến sẽ có thể làm mờ đi các giá trị mà từ đầu thương hiệu đã gây dựng như không gian, dịch vụ, nhân viên…

“Các ứng dụng này thường xuyên có các chương trình khuyến mãi từ 20%-30% giá, có nơi lại miễn phí giao hàng. Chính vì vậy giá gọi đồ ăn về cũng không đắt hơn là bao, thậm chí đôi lúc còn rẻ hơn so với ra ngoài quán”. Anh Thư chia sẻ kinh nghiệm đặt đồ ăn trực tuyến của mình.

Bà Trang cho rằng nếu không có sự cân đối đầu tư và quản lý hợp lý, doanh thu tăng thêm nhờ giao đồ ăn trực tuyến khó có thể bù lại tất cả chi phí đã đầu tư vận hành các chuỗi cửa hàng.

Thách thức về chi phí mặt bằng

Giá cho thuê mặt bằng hiện nay ở khu vực trung tâm của Hà Nội và TP.HCM dao động từ mức 5.000 USD – 10.000 USD cho một mặt bằng có vị trí tốt. Cá biệt có những mặt bằng lên đến 20.000 USD – 30.000 USD.

Mức giá “ngất ngưởng” này là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp F&B ở Hà Nội và TP.HCM. Với các thành phố khác, khi giá mặt bằng còn “dễ thở” hơn so với TP. HCM hay Hà Nội, chiếm được vị trí đắc địa vẫn nên được cân nhắc trong việc xây dựng thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng

ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến royal tea

Song, vị này cũng cho rằng việc đầu tư và duy trì được mạng lưới chuỗi cửa hàng nhất định. Không nhất thiết phải luôn ở vị trí đắc địa, sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến.

“Cửa hàng phủ rộng các khu vực, đóng vai trò là nơi cung cấp và phân phối sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm thời gian giao hàng, phục vụ các “thượng đế” nhanh chóng hơn,” bà Trang nói.

 
Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here