Tư duy CSR của CEO Việt

0
799

15 phút thuyết trình của tiến sĩ Ben Rewon từ chương trình bảo vệ thảm thực vật và môi trường sống cho động vật hoang Dã trước buổi tọa đàm về nới room do NCÐT tổ chức mới đây đã gây được ấn tượng mạnh đối với bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE.

Vài năm trở lại đây, việc tích hợp những vấn đề môi trường và xã hội vào hoạt động kinh doanh để tương tác với cổ đông chính là vấn đề được nhiều nhà quản trị như bà Thanh lưu tâm. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Việt Nam tuy không lạ, nhưng mới chỉ có số ít doanh nghiệp hiểu đúng để vận dụng thực sự hiệu quả.

Hoạt động theo mô hình holdings với danh mục bao gồm nhiều công ty trong ngành điện và than, việc hài hòa lợi ích cổ đông với những vấn đề môi trường tại các khoản đầu tư không chỉ đơn thuần là trách nhiệm xã hội mà còn là vấn đề sống còn đối với REE.

Cần nhìn nhận rằng không phải thủy điện nào ở Việt Nam cũng làm tốt vấn đề môi trường”, bà Thanh thẳng thắng.

Tiến sĩ Ben Rewon giới thiệu Chương trình bảo vệ thảm thực vật và môi trường sống cho động vật hoang dã tại Lễ công bố Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2014 do NCĐT tổ chức.

Đặc biệt, khi độ mở của thị trường chứng khoán đang rộng hơn để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chỉ nhìn vào những con số tài chính mà còn đặc biệt quan tâm đến khả năng quản trị và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên con đường xây dựng REE trở thành một công ty “sexy” hơn, theo cách nói của bà Thanh, CSR chắc chắn sẽ là một điểm nhấn.

Ở một góc nhìn khác, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Công ty Dược phẩm Traphaco lại nhìn nhận CSR như giá trị mềm của doanh nghiệp. Đây cũng chính là ý tưởng được Michael Porter, chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết cạnh tranh, đề cập trên Harvard Business Review từ năm 2006. Theo Porter, nếu được tiếp cận một cách chiến lược, CSR có thể trở thành một phần trong lợi thế cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp.

Rõ ràng, đối với những nhà quản trị như bà Thanh hay bà Thuận, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện đại sẽ không còn giới hạn trong việc đánh bóng thương hiệu. Thay vào đó, chiến lược CSR thành công sẽ biến mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trở thành những ông chủ.

Hãy nhìn vào Traphaco. Vốn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất đông dược, Traphaco luôn chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu thảo dược. Bà Thuận, Chủ tịch Traphaco thừa nhận rằng khi xây dựng vùng nguyên liệu tại Sapa vào năm 2001, Công ty vẫn chưa nghĩ đến khái niệm CSR. Tuy nhiên, chính định hướng liên kết với nông dân để bao tiêu sản phẩm vô tình đã tạo nên một chiến lược CSR hiệu quả.

Giờ đây, vùng nguyên liệu artiso và đinh lăng tại Sapa và Lào Cai của Traphaco đã tạo việc làm cho hơn 1.200 lao động địa phương.

“90% nguyên liệu cho sản xuất đông dược của Traphaco đều được thu mua trong nước, trong đó hơn một nửa là từ vùng nguyên liệu của chính Công ty liên kết nông dân địa phương”, bà Thuận chia sẻ.

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài vào rất nhiều công ty tại Việt Nam, ông Andy Ho, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khi làm CSR là do chưa có đơn vị tư vấn toàn cầu nào chỉ cách làm cho đúng với chuẩn quốc tế.

Nhận xét của Andy Ho dường như phản ánh một thực tế là một số doanh nghiệp Việt vẫn còn xem CSR như hoạt động PR, chứ chưa quan tâm đến CSR để phát triển bền vững.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here