Thái tử 47 tuổi của Samsung là người đứng sau pha xử lý nhanh gọn với sự cố của Note 7?

0
600

Một chuyên gia phân tích quỹ tại Pelham Smithers Associates nói ông tin rằng quyết định thu hồi sản phẩm trên toàn cầu của Samsung được đưa ra trực tiếp từ vị phó chủ tịch Lee Jae Yong – người con trai cả đồng thời là người thừa kế sáng giá của tập đoàn Samsung.

Tập đoàn điện tử Samsung vừa triệu hồi hàng triệu chiếc điện thoại mới nhất của họ là Galaxy Note 7 và sự cố này đương nhiên khiến công ty mất mát không hề nhỏ.

Công ty Hàn Quốc có thể sẽ phải chi 1 tỉ USD sau khi quyết định sẽ thay thế toàn bộ 2,5 triệu chiếc Note 7 đã được bán ra kể từ 2 tuần trước đó theo một dự đoán của Bloomberg. Tuy nhiên, phía Samsung không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói con số này “khủng khiếp”.

Điều đáng tiếc là sự cố xảy ra đúng thời điểm Samsung đang đắm chìm trong thành công của dòng Galaxy S7, giúp cổ phiếu của họ đạt mức cao kỷ lục vào tháng trước và nâng lợi nhuận hàng quý lên mức cao nhất trong vòng 2 năm – tất cả những điều này xảy đến trong tình trạng thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu đang trở nên bão hòa.

Chiếc Note 7 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện chuỗi sản phẩm hàng đầu của họ để cạnh tranh trực diện với Apple khi hãng này sắp ra mắt dòng iPhone mới vào tuần này. Là một nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android, Samsung không thể chấp nhận bất kỳ tổn thương nào có thể xảy đến với danh tiếng, thương hiệu của họ.

“Nguy cơ phá hủy danh tiếng thậm chí nghiêm trọng hơn việc mất mát về mặt tiền bạc trong ngắn hạn”, Chang Sea Jin – một giáo sư tại trường Đại học Quốc gia Singapore nói.

Theo dự đoán từ Credit Suisse, Daishin Securites và Pelham Smithers Associates, có thể chi phí Samsung phải bỏ ra cho vụ thu hồi này lên tới 1 tỉ USD hoặc ít hơn. Khi được hỏi về những ảnh hưởng về mặt tài chính, Koh Dong Jin – chủ tịch mảng kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu của Samsung nói rằng “đó là một con số khủng khiếp”.

Tuy nhiên, chi phí được dự đoán chỉ chiếm ít hơn 5% thu nhập ròng dự kiến của công ty này ở mức 23 nghìn tỉ won (tương đương 20,6 tỉ USD) trong năm nay. Và không rõ liệu một phần trong chi phí đó có thể được gánh bởi Samsung SDI – một chi nhánh sản xuất pin của tập đoàn này hay không.

Trong khi Samsung không công bố đơn vị cung cấp pin cho dòng Note 7 thì nhà sản xuất pin này có thể sẽ phải gánh chịu một phần chi phí của việc thu hồi lần này. Samsung SDI cung cấp 70% pin cho tập đoàn điện tử Samsung trong khi nhà sản xuất pin Trung Quốc là Amperex Technology cung cấp khoảng 30% theo báo cáo của tờ Korea Economic Daily.

Cổ phiếu của SDI đã giảm 3,2% xuống còn 105.000 won trong phiên giao dịch vào thứ 2 trên sàn Seoul – kéo theo mức giảm trong 2 tuần gần đây của họ xuống 11%. Cổ phiếu của Samsung Electronic cũng có thay đổi nhẹ.

Ngân hàng Credit Suisse dự đoán Samsung Electronic sẽ đạt doanh thu 600 USD và 108 USD lợi nhuận cho mỗi một chiếc Note 7 được bán ra. Công ty có lẽ đang nhắm tới việc có thể bán ra 4 – 5 triệu chiếc trong quý hiện tại và nâng lên con số 8 -9 triệu chiếc trong quý tiếp theo của năm 2016 theo chuyên gia phân tích Keon Han.

Ngân hàng Credit Suisse dự đoán Samsung Electronic sẽ đạt doanh thu 600 USD và 108 USD lợi nhuận cho mỗi một chiếc Note 7 được bán ra.

Câu hỏi lớn hơn được đặt ra lúc này là trong tuần tới, việc thu hồi hàng loạt sản phẩm như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thương hiệu của Samsung. Sau những tổn hại về tranh cãi pháp lý đối với Apple, Samsung đã nỗ lực nhiều hơn nữa để tái thiết danh tiếng của họ về chất lượng sản phẩm cũng như đổi mới, cải tiến thông qua việc là nhà sản xuất tiên phong trong trong thiết bị màn hình lớn và màn hình cong.

Khi Note 7 được ra mắt, nó đã nhận được vô số bình luận tích cực và sớm đạt được doanh số bán đang ngưỡng mộ. Hiện tại, doanh số bán hàng của Note 7 đang bị ngưng trệ tại 10 quốc gia trên thế giới nơi sản phẩm này đã có mặt.

Theo Bryan Ma – một chuyên gia phân tích tại IDC Singapore thì: “Hậu quả của sự cố sẽ vẫn gây tổn thất cho Samsung trong quý này nhưng nếu xử lý nhanh và phục hồi ngay được, sẽ không có những ảnh hưởng trong dài hạn”.

Dù việc thu hồi sản phẩm là một “vết nhơ” đối với thương hiệu Samsung, nhưng phải thừa nhận họ đã xử lý sự việc một cách hết sức nhanh chóng.

Sanghyun Park – một chuyên gia phân tích quỹ tại Pelham Smithers Associates nói ông tin rằng quyết định thu hồi sản phẩm trên toàn cầu của Samsung được đưa ra trực tiếp từ vị phó chủ tịch Lee Jae Yong – người con trai cả đồng thời là người thừa kế sáng giá của tập đoàn Samsung. Phó chủ tịch Lee đã thay thế cha mình lãnh đạo tập đoàn kể từ khi ông này nhập viện vì vấn đề sức khỏe vào tháng 5/2014.

“Không ai ở Samsung có thể đưa ra quyết định cứng rắn như vậy ở tập đoàn Samsung ngoài Lee Jae Yong”, anh Park nói. Là một thành viên trong gia đình nhà sáng lập, rõ ràng anh Lee muốn bảo vệ danh tiếng công ty mà người ông của mình đã dày công xây dựng.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here