SEO: những điều cần tránh

0
726

SEO là một quá trình xoay vòng liên tục của việc đánh giá -> làm lại -> đánh giá -> làm lại theo từng ngày, từng tháng hay thậm chí là từng năm. Do đó tất cả các hành động nhỏ nhất cũng làm ảnh hưởng đến kết quả SEO trong ngắn hạng, hoặc dài hạn. Chúng tôi tập hợp những điểm cần tránh nhằm giúp cho marketer có không mắc phải sai lầm khiến cho SEO của website thất bại.

Mục tiêu của SEO trong ngắn hạn là giúp mang càng nhiều truy cập vào website càng tốt, tuy nhiên mục tiêu đối với SEO dài hạn thì không chỉ mang được nhiều truy cập vào website mà đối tượng truy cập vào website phải phù hợp với đối tượng của website. Có thể vì một số lý do khách quan mà marketer muốn tăng thứ hạng nhanh và sử dụng nhiều phương pháp cùng lúc, có nhiều phương pháp SEO có thể tăng thứ hạng ngay cho website nhưng sau đó sẽ khiến website rớt hạng nhanh và thậm chí có thể không xuất hiện trong công cụ tìm kiếm nữa. AiiM xin tập hợp những điều nên tránh khi làm SEO cho website của bạn.

Đối với keyword

  • Quá nhiều keyword: khi bạn tối ưu một lượng lớn keyword, đặc biệt với những keyword không liên quan đến website, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của tất cả các keyword còn lại, thậm chí có thể làm những keyword chính biến mất trong văn bản.
  • Nhồi nhét keyword: bất kỳ việc tăng mật độ keyword quá đột ngột (10% trở lên) nào cũng bị các công cụ tìm kiếm xem là nhồi nhét keyword và dẫn đến nguy cơ website bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.

Đối với link

– Quá nhiều link dẫn ra ngoài: công cụ tìm kiếm, cụ thể hơn là Google không thích các trang có quá nhiều đường link dẫn ra ngoài, do đó bạn nên giữ số lượng link dẫn ra ngoài dưới 100 trong một trang. Có quá nhiều link dẫn ra các website khác không giúp được gì cho website của bạn trong việc tăng thứ hạng mà có nguy cơ làm tình hình tệ hơn.

– Outbound link đến những website khả nghi: không như inbound link từ những website khả nghi, outbound link đến các “láng giềng xấu tính” có thể làm chìm website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Do đó bạn phải định kỳ kiểm tra tình trạng của các website mà bạn dẫn link đến bởi vì đôi khi các “láng giềng tốt” của bạn trở thành những “láng giềng xấu tính” và ngược lại.

– Cross-linking (link chéo): cross-linking là tình trạng mà trang A dẫn đến trang B, trang B dẫn đến trang C và trang C lại dẫn ngược về trang A. Đây là ví dụ đơn giản nhất của cross-linking, cũng có thể có những trường hợp phức tạp hơn nữa. Cross-linking trông như kinh doanh link đối ứng trá hình và bị cấm.

– Link ở dạng một điểm ảnh: đây là một đường link chỉ là một điểm ảnh hay không thể nhìn thấy bằng mắt thường để mọi người có thể nhấp vào mà không biết. Đây rõ ràng là một phương pháp đánh lừa công cụ tìm kiếm.

Đối với các công cụ trực quan (hình ảnh, flash …)

– Sử dụng hình ảnh thay cho link: nếu bạn chỉ sử dụng hình ảnh mà không dùng link văn bản thì sẽ không tốt cho SEO, đặc biệt khi bạn không điền tag. Nhưng dù cho bạn điền tag thì kết quả cũng không thể nào bằng một đoạn link in đậm, gạch dưới và to 16 pt. Vì vậy chỉ sử dụng hình ảnh để điều hướng khi cần thiết đối với cách bố trí đồ họa website của bạn.

– Flash: các con nhện của công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung của một đoạn Flash, nên nếu bạn sử dụng Flash trên website của mình, đừng quên thêm vào một đoạn mô tả bằng văn bản.

– Một trang chủ bằng Flash: may mắn thay, dịch bệnh này đã kết thúc. Có một thời gian, các marketer rất thích website của doanh nghiệp đều làm bằng Flash, thường thì chỉ làm tại trang chủ và đôi khi là cả website đều làm bằng Flash và không có phiên bản HTML. Điều này mang lại kết quả tốt về mặt hình ảnh và tương tác đối với người dùng, tuy nhiên đây là một nhát tự tử đối với SEO. Do đó nếu bạn muốn tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm, đừng làm website bằng Flash.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here