Người Việt sẽ nhảy việc khi không có cơ hội thăng tiến

0
694

Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks vừa công bố kết quả khảo sát người tìm việc với chủ đề Quan điểm về nhảy việc của người lao động Việt Nam. Khảo sát thực hiện trên 12.652 người lao động tại Việt Nam trong tháng 1.

Người lao động xem trọng cơ hội thăng tiến

Khi được hỏi lý do chủ yếu nào có thể dẫn đến quyết định nghỉ việc hoặc chuyển việc, 7.160 người, tức 57% tổng số người được khảo sát, cho biết họ không thấy có cơ hội thăng tiến cũng như phát triển bản thân trong công việc hiện tại. Điều này thể hiện trong chính sách của công ty hoặc đề xuất của cấp lãnh đạo.

Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc không phù hợp để cá nhân thăng tiến và phát triển là nhân viên ít được giao các thử thách mới, chủ yếu phải làm những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại và được giao từ cấp trên. Ngoài ra, công ty cũng không chủ động đào tạo cho nhân viên, dù là đào tạo chính thức thông qua các khóa học hay không chính thức thông qua việc kèm cặp của cấp trên và đồng nghiệp có thâm niên hơn.

Các lý do người lao động nhảy việc theo kết quả khảo sát của VietnamWorks.

Tuy nhiên, 48% nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm nhận định cơ hội thăng tiến là yếu tố kém quan trọng hơn trong việc quyết định nhảy việc. Trong khi đối với nhân viên dưới 5 năm kinh nghiệm, tỷ lệ này lên đến 61%. Điều này cho thấy những người mới đi làm thường đặt nặng yếu tố này hơn người đã đi làm lâu.

Càng thâm niên càng muốn được tán thưởng

Trong nhóm người tìm việc có kinh nghiệm 5 năm trở xuống, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân là tiêu chí được nhiều người cân nhắc nhất khi chuyển việc. Còn nhóm người lao động có kinh nghiệm 5 năm trở lên, việc cảm thấy được trân trọng và đánh giá cao trong công việc mới là yếu tố quan trọng. Cụ thể, 61% với người tìm việc có hơn 10 năm kinh nghiệm cho rằng sự tán thưởng từ doanh nghiệp khiến họ quyết định đi hay ở. Tỷ lệ này trong nhóm người tìm việc 5-10 năm kinh nghiệm là 58%.

Người lao động thâm niên hơn 10 năm dễ nhảy việc nếu cảm thấy không được trân trọng trong công việc hiện tại. Ví dụ như cấp trên không ghi nhận những thành tựu của họ và chỉ trích nặng khi phạm sai lầm, hoặc cảm thấy vị trí của mình không quan trọng, có thể bị thay thế dễ dàng mà hoàn toàn không gây ra hệ quả xấu nào đối với công ty.

Người nhiều kinh nghiệm khắt khe hơn với cấp trên

33% nhóm người ít hơn 2 năm kinh nghiệm chọn lý do nhảy việc là “sếp không phù hợp”. Tuy nhiên, có đến 47%, tức là gần một nửa số người trên 10 năm kinh nghiệm chọn lý do này. “Sếp không phù hợp” ở đây chỉ những cấp trên có phong cách làm việc quá khác biệt với người lao động, hoặc gây cản trở đến sự phát triển sự nghiệp và thành tựu trong công việc của cấp dưới.

Những người ít kinh nghiệm đi làm có thể bỏ qua nhưng những người đã dày dặn kinh nghiệm ở văn phòng luôn đòi hỏi lãnh đạo phải biết dẫn dắt và tôn trọng mình.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here