Instagram đang “góp” vai trò to lớn trong sự sụp đổ của hãng thời trang GAP

0
975

Tờ New York Times cho rằng Instagram và các phương tiện truyền thông đại chúng khác đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự sụp đổ của Gap Inc.

Công ty thời trang Gap Inc vừa công bố thêm kết quả không hề khả quan của một tháng kinh doanh không khởi sắc. Trong tháng 12, doanh số bán hàng của các thương hiệu thuộc Gap Inc đều giảm, tổng cộng giảm đến 5% doanh số cả công ty.

Doanh số bán hàng nhãn hàng GAP giảm 2% trong tháng 12 (so với mức tăng 1% cùng kỳ năm ngoái), Banana Republic giảm 9% so với năm ngoái.

Kinh hoàng nhất trong tất cả các thương hiệu là kết quả của Old Navy. Doanh số bán hàng trong tháng 12 giảm tới 7% so với mức tăng 8% trong năm ngoái.

Vì lí do này, Old Navy đã được Gap Inc. ưu tiên chiếu cố giữa tình trạng “dầu sôi lửa bỏng” của cả Banana Republic và GAP. Tình trạng hỗn loạn này của Old Navy được cho là bắt nguồn từ sự ra đi của Stefan Larsson, người đã rời bỏ cương vị Chủ tịch Toàn cầu Old Navy vào đầu tháng 10 để tiếp nhận vị trí CEO tại công ty Ralph Lauren – thay thế cho vị chủ tịch cùng tên của công ty này.

Nhưng còn một lý do khác nữa, và thậm chí đây mới là lí do chính đã gây ra “cuộc chiến thương hiệu” này – đó là các phương tiện truyền thông đại chúng.

“Những năm thập niên 80 và 90 không hề có sự góp mặt của thời trang cao cấp”, Kate Hudson David – người đồng sáng lập tạp chí thời trang online Editorialist nói với NY Times. “Đó là thời hoàng kim của việc kinh doanh các sản phẩm bình dân, các cửa hàng đều buôn bán rất tốt mặt hàng chủ chốt của mình.”

“Nhưng bây giờ, mọi người đều có thể thấy các sản phẩm đang được trình diễn trên sàn thời trang ngay trên các phương tiện truyền thông, trên blog, thu hút các tín đồ thời trang khiến họ muốn mua cái họ thích ngay khi vừa nhìn thấy”, Hudson nói. “Thương hiệu như Gap đã trở nên rất lạc hậu.”

Phong cách của các tín đồ thời trang hiện nay đang giúp các hãng “thời trang ăn liền “phát triển nhanh hơn bao giờ hết như là Forever 21, H&M, Zara.

Một báo cáo của Goldman Sachs đã tổng kết lý do tại sao các nhà bán lẻ “thời trang ăn liền” lại là một thách thức lớn đối với những hãng thời trang truyền thống.

“Không giống như các hãng “thời trang ăn liền” thường đạo lại ý tưởng của các hãng thời trang lớn, các hãng truyền thống có đội ngũ thiết kế riêng tạo ra sản phẩm mà họ tin rằng sẽ kéo dài xu hướng trong vòng 12 tháng”, các nhà nghiên cứu viết.

Theo Goldman Sachs, cố gắng dự đoán xu hướng thời trang trong năm trở thành gánh nặng cho sự thành công của các nhà bán lẻ như Gap, Abercrombie & Fitch, Ann Taylor, American Eagle và các hãng thời trang khác. Nếu các hãng này quyết định hạ giá thành sản phẩm thì sẽ gây ảnh hướng không nhỏ tới lợi nhuận chung.

Quan trọng hơn nữa là việc Instagram đã đưa những tín đồ thời trang trở thành người cập nhật xu hướng nhanh nhất, họ muốn ngay lập tức cái mà họ vừa nhìn thấy trên Instagram.

Tuy nhiên, Banana Republic đã đưa ra một giải pháp với hy vọng giảm thiểu tình trạng này.

Trong Tuần lễ thời trang New York vào tháng 2 tới, những khách hàng của Banana Republic sẽ có cơ hội mua online sản phẩm mới nhất của hãng ngay sau khi hãng ra mắt bộ sưu tập trên sàn thời trang.

Việc này được lấy ý tưởng từ Zara, một hãng thời trang biết cách “đạo” ý tưởng vô cùng nhanh chóng.

Nhưng trước tiên, Banana Republic phải chắc chắn rằng quần áo của hãng thực sự sành điệu và phù hợp với cả điều kiện thời tiết. Điển hình như mùa thu vừa rồi, dạo quanh một vòng cửa hàng của hãng cho thấy dòng thời trang này vẫn chưa có thiết kế chạm tới thị hiếu người tiêu dùng.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here