Hai từ mà Steve Jobs ghét nhất

0
650

Hiếm khi có ai đó trực tiếp tiết lộ những câu chuyện về công việc với Steve Jobs, nhà đồng sáng lập quá cố của hãng công nghệ Apple. Nhưng mỗi khi có người kể, dư luận lại được biết một thông tin gì đó mới mẻ về cách mà Jobs định hình văn hóa của công ty.

Mới đây, bà Allison Johnson, cựu Phó chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Apple, đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ Entrepreneur. Trong thời gian từ năm 2005-2011, bà Johnson là một trong số rất ít người ở Apple được liên lạc trực tiếp với Jobs.

Trả lời phỏng vấn, bà Johnson tiết lộ rằng, hai từ bị ghét nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là “làm thương hiệu” (“branding”) và “tiếp thị” (“marketing”).

“Trong tâm trí của Steve, mọi người đánh đồng thương hiệu với các chương trình quảng cáo và những thứ giả tạo. Trong khi điều quan trọng nhất là mối quan hệ của mọi người với sản phẩm. Bởi thế, bất kỳ khi nào chúng tôi nói “thương hiệu” thì Jobs xem đó là một từ “bẩn””, bà Johnson nói.

Về chủ đề marketing, bà Johnson nói, “marketing là khi bạn phải bán một thứ gì đó cho người khác. Và nếu bạn không đem lại giá trị, bạn không nói để họ hiểu về sản phẩm, bạn không giúp họ sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất, thì bạn mới chỉ đơn thuần là bán hàng mà thôi. Và bạn không nên làm theo cách đó”.

Tờ Entrepreneur đặt câu hỏi, nhưng marketing chính là việc mà Apple làm tốt nhất, thế thì sao người từng đứng đầu Apple lại xem ghét từ này như vậy?

Hai từ bị ghét nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là “làm thương hiệu” (“branding”) và “tiếp thị” (“marketing”)

Trả lời câu hỏi này, bà Johnson giải thích, Jobs coi các chiến dịch giới thiệu sản phẩm là những nỗ lực lớn để công chúng hiểu về sản phẩm mới của công ty. Nỗ lực này được thực hiện thông qua việc truyền thông hiệu quả để mọi người biết điều gì khiến trải nghiệm với sản phẩm đó trở nên tuyệt vời:

“Điều quan trọng là nhóm marketing luôn ở bên nhóm phát triển sản phẩm và các kỹ sư. Bởi vậy, chúng tôi hiểu rõ những điều quan trọng về sản phẩm, các động cơ của các kỹ sư phía sau sản phẩm, điều mà họ hy vọng sản phẩm sẽ đạt được, vai trò mà họ muốn sản phẩm có được trong đời sống của con người. Vì chúng tôi có sự gắn bó mật thiết với nhóm phát triển sản phẩm, chúng tôi có thể truyền tải các ý tưởng của họ thật rõ ràng trong chương trình marketing và truyền thông mà chúng tôi thực hiện”, bà Johnson nói.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here