Fast-track hiring: Tại sao Agency cần đẩy nhanh tiến trình tuyển dụng?

0
1266

Tuyển dụng là một trong những nhiệm vụ khó khăn của doanh nghiệp. Đăng tuyển, sàng lọc CV, và phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp nhất có thể mất vài tháng, và chi phí cũng không hề rẻ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley ước tính rằng thay đổi một nhân viên có thể tốn đến 7.000 USD. Chu kỳ tuyển dụng dường như không bao giờ kết thúc, đặc biệt là với các agency về digital marketing. Do vậy, các agency nên đã cân nhắc đến phương pháp fast-track hiring (tạm dịch: tuyển dụng nhanh gọn) để giảm chi phí tuyển dụng và thu hút nhiều ứng viên.

Đẩy nhanh tiến trình

“Fast-track hiring” đề cập đến quy trình tuyển dụng nhanh chóng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm ứng viên mới. Phương thức này kết hợp giữa nhiều chiến lược khác nhau để tăng tốc độ tuyển dụng, bao gồm việc tận dụng công nghệ mobile và phỏng vấn nhóm.

Phương thức này thích hợp nhất đối với digital marketing agency, vì tỷ lệ các digital marketers đổi việc nhiều hơn so với các lĩnh vực khác. Với khoảng 57% marketers tin rằng nhảy việc mỗi ba năm để thăng tiến là cần thiết, nhiều agency đang tuyển dụng liên tục. Việc tìm kiếm tài năng là không thể tránh khỏi, nhưng cũng đừng nên vì thế mà tốn quá nhiều thời gian hay công sức.

Một giải pháp tốt – nhưng chưa phải hoàn hảo

Với “fast-track hiring”, các phỏng vấn viên tiêu tốn ít thời gian hơn để hiểu rõ các ứng viên, điều này làm gia tăng rủi ro tuyển không đúng người. Cũng trong bối cảnh đó, phương thức này cũng giúp ứng viên rút ngắn thời gian trong việc đánh giá công ty so với tuyển dụng truyền thống. Tuyển dụng nhanh đôi khi dẫn đến việc rời khỏi càng nhanh.

Tuy nhiên, Chipotle Mexican Grill nhận ra với một ngày tuyển dụng hơn 4,000 người, thì phương thức “fast-track hiring” có thể bù đắp những rủi ro vốn có.

“Fast-track hiring” giúp giảm chi phí. Phỏng vấn nhiều vòng với hàng tá ứng viên có thể tiêu tốn khá nhiều chi phí. Tăng tốc tiến trình giúp giảm thiểu chi phí cho một lần tuyển dụng, đây là một trong những chỉ số thể hiện mức độ làm việc hiệu quả của phòng nhân sự. Như Chipotle thấy rằng, với việc giảm thiểu thời gian và chi phí trung bình cho việc tuyển một nhân sự, “fast-track hiring” đảm bảo rằng nếu mất một nhân viên hoặc thiếu sót trong tuyển dụng cũng sẽ không tiêu tốn quá nhiều chi phí.

“Fast-track hiring” cũng góp phần tăng cơ hội tuyển dụng được những nhân tài hàng đầu. Những ứng viên tốt nhất cho một vị trí nào đó tại công ty của bạn, cũng có thể nhận được lời mời từ công ty khác. Áp dụng “fast-track hiring” để đánh bại các đối thủ và chọn được những ứng viên hàng đầu.

“Fast-track hiring” giảm gánh nặng cho đội ngũ tuyển dụng của bạn. Khi có một chỗ trống, đội ngũ những người còn lại sẽ phải nắm bắt cơ hội. Một nhân viên mới được tuyển dụng càng nhanh thì gánh nặng trút bỏ càng nhanh.

Thực hiện Fast Track Hiring

Để thực hiện “fast-track hiring”, hãy cân nhắc đến những chiến lược tuyển dụng sau:

1. Nhóm phỏng vấn

Mỗi người phỏng vấn thường hỏi những câu hỏi giống nhau trong nhiều buổi phỏng vấn riêng rẻ, trong khi họ có thể cùng nhau phỏng vấn ứng viên cùng một lúc. Xây dựng một nhóm nhiều người phỏng vấn chung cho phép nhà tuyển dụng gặp gỡ và đánh giá ứng viên ở nhiều góc độ khác nhau, giảm trùng lắp câu hỏi, tăng cơ hội tuyển dụng được nhân viên xuất sắc.

2. Tận dụng công nghệ

Sử dụng phần mềm, đặc biệt là phần mềm trên thiết bị di động, giúp nhà tuyển dụng chuẩn bị cho vòng sơ loại đầu tiên. Vì 64% người Mỹ sử dụng smartphone, các mobile app như Switch – một ứng dụng sử dụng giao diện như Tinder, nơi mà các nhà tuyển dụng có thể xem và “like” những ứng viên ưa thích và ngược lại – đây được xem như kết nối trung gian của quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, ngày nay cũng rất dễ dàng tìm thấy profile ứng viên trên các mạng xã hội và có thể sàng lọc, đánh giá sự phù hợp trước khi tuyển dụng.

Các dịch vụ mai mối ứng viên (applicant-matching services), như CareerCo, có thể sàng lọc trước các ứng viên cho đội ngũ của bạn. Các phần mềm phân tích dữ liệu có thể trực tiếp tìm kiếm ứng viên bằng việc đưa ra các yếu tố phân tích về hồ sơ ứng viên như trường lớp và kinh nghiệm – phần nàothể hiện tố chất của một marketer. Công nghệ như Gild và TalentBin giúp doanh nghiệp biết được liệu rằng chiến lược tuyển dụng đã thật sự hiệu quả hay chưa.

3. Phỏng vấn nhóm

Thông qua phỏng vấn nhóm ứng viên, người phỏng vấn có thể thu hút nhiều ứng viên hơn và nhanh chóng sàng lọc những người không phù hợp. Phỏng vấn nhóm có thể thoáng biết được ứng viên làm việc nhóm như thế nào và họ ứng biến như thế nào khi phải chịu áp lực. Người phỏng vấn cũng có thể thấy được tính cách của ứng viên và cách quản lý công việc khi họ đưa ra những nhận định tích tắc trong một môi trường cạnh tranh.

4. “Tiếp thị” về agency đến ứng viên

Tuyển dụng là con đường 2 chiều, agency cũng phải tiếp thị công ty của mình với những ứng viên tiềm năng. Những người làm marketing thường bị thúc đẩy bởi công việc thú vị, thử thách hơn là mức lương hoặc tiền thưởng, và họ thường nhìn nhận các hoạt động của agency thông qua cách tuyển dụng thực tế. Một quy trình tuyển dụng thiếu hiệu quả có thể khiến những ứng viên xuất sắc từ bỏ.

Digital marketing agency cần tuyển dụng thường xuyên, vì vậy đừng để một quy trình dài dòng phá hỏng nỗ lực tìm kiếm những tài năng xuất sắc. Với fast-track hiring, agency có thể tuyển được nhân viên tốt hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here