Facebook phải trả tiền cho tất cả chúng ta?

0
606

Từ cuối thế kỷ 18, có ba mô hình kinh doanh trong kinh doanh giải trí và truyền thông: bán nội dung, bán quảng cáo và bán cả hai.

Cách đây không lâu, Zeynep Tufekci, một nhà xã hội học nghiên cứu về truyền thông xã hội, viết rằng cô ấy muốn trả tiền cho Facebook. Chính xác hơn, cô ấy muốn công ty có thể cho những lựa chọn về tiền (khoảng 20 cent 1 tháng) với những người coi trọng sự riêng tư của mình. Để đổi lại Facebook đồng ý không ghi lại những gì cô ấy làm – và không đưa ra những quảng cáo mục tiêu của cô ấy – cô ấy sẽ trả họ số tiền mà họ kiếm được từ bán những quảng cáo cô ấy nhìn thấy hiện tại.

Không ngạc nhiên khi yêu cầu của cô ấy bị bỏ qua. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao Facebook không cần tiền của Tufekci? Một lý do là nó sẽ phơi bày mô hình kinh doanh của Facebook và mức độ vô lý khi người ta đánh giá thấp các dữ liệu cá nhân của mình.

Từ cuối thế kỷ 18, có ba mô hình kinh doanh trong kinh doanh giải trí và truyền thông: bán nội dung, bán quảng cáo và bán cả hai. Một số kênh truyền thông được duy trì do tiền thù lao (sách, phim hoặc Netflix), những kênh khác thì bởi quảng cáo (Google và các kênh truyền hình); trong khi một số phụ thuộc vào cả hai (truyền hình cáp, báo và tạp chí).

Cùng với những mô hình cổ điển, từ khoảng những năm 1990, có một cách thứ tư là: mang tới cho khách hàng những công cụ để đổi lấy dữ liệu cá nhân của họ, thứ mà sau đó sử dụng để kiếm tiền. Facebook không phải là công ty duy nhất hoạt động theo cách này nhưng nó là người thắng lợi, có những thông tin rộng rãi hơn bất kỳ ai.

Những dữ liệu này rất hữu ích cho quảng cáo, và đó là nguồn doanh thu chính của Facebook. Nhưng dữ liệu cũng là một tài sản. Với giá trị 270 tỷ đô của Facebook đã tạo ra lợi nhuận 3 tỷ đô hồi năm ngoái, đã khẳng định giá trị của nguồn dữ liệu. Nó giống như Fort Knox ảo- với một mỏ vàng liền kề nó. Một lý do khiến Mark Zuckerberg quá giàu có là vì ở nhiều điểm, anh ấy có nhiều cách để có thêm lợi nhuận từ những thứ anh ấy có.

Nhìn theo cách này, sự thiếu quan tâm trong đề xuất của Tufekci của Facebook là điều có ý nghĩa (ít nhất là cho Facebook). Sáng tạo có giá trị nhất tại trung tâm của Facebook có lẽ không phải tạo ra một mạng xã hội rộng rãi mà là việc tạo ra một công cụ thuyết phục hàng triệu người dùng chuyển giao dữ liệu cá nhân trong khi quá ít điều ngược lại.

Như vậy, Facebook là một công ty hưởng lợi từ sự chênh lệch cơ hội, cụ thể là, sự khác biệt giữa những gì Facebook đạt được và chi phí của nó chỉ đơn giản là cung cấp cho mọi người có một nơi để giao lưu. Đó là một hệ thống chênh lệch có thể bốc hơi trong một thế giới của giao dịch thanh toán hợp lý. Nếu bạn giỏi về kế toán, bạn sẽ muốn yêu cầu Facebook trả tiền cho bạn.

Bí quyết ở đây là hầu hết mọi người nghĩ rằng họ đang nhận được một điều tốt từ Facebook; chúng ta nghĩ về Facebook là “miễn phí”, và, như giáo sư marketing giải thích, “người tiêu dùng phản ứng thái quá đối với miễn phí.” Hầu hết mọi người không cảm thấy như họ đang thực sự trả tiền khi phí thanh toán là dữ liệu cá nhân của họ. Nếu bạn đưa cho mỗi người trong số bạn bè của bạn 100USD, bạn có thể là hết tiền và sẽ có một thời gian khó khăn hơn mua bữa tối. Nhưng bạn có thể đưa hết chi tiết thông tin cá nhân hoặc hình ảnh của bạn đến một trăm thương gia mà không cảm thấy bất kỳ sự nghèo khổ nào.

Dữ liệu cá nhân không giống như lao động, bạn không bị mất bằng cách cho nó đi, nhưng nếu bạn không nhận được bất cứ điều gì thì bạn đã không nhận được những gì bạn xứng đáng. Thông tin là vốn quý giá. Khi tỷ người đưa thông tin đến chỉ một vài công ty, hiệu quả là là một tài sản khổng lồ chuyển từ nhiều người đến số người ít hơn. Các dữ liệu có nhiều bạn cho đi, thế giới của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi thương mại hóa nhiều hơn. Nó trở nên khó khăn hơn để bỏ qua quảng cáo hoặc những bài hướng dẫn. Những người sẵn sàng trả tiền sẽ có thể lấy sự chú ý của bạn, và trong một số trường hợp, họ khai thác điểm yếu của bạn.

Cuối cùng, Tufekci muốn chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa của việc chúng ta phải trả thông tin và sự chú ý thay vì tiền bạc, những gì cô ấy đề xuất rất thú vị. Những công ty bạn phải trả bằng sự chú ý hay dữ liệu là rất mâu thuẫn. Bạn là khách hàng của họ, nhưng cũng đồng thời là sản phẩm để bán cho người khác. Bạn không có khả năng ngừng yêu thích những công cụ miễn phí, nhưng cuối cùng bạn luôn luôn phải trả phí cho chúng.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here