Đo lường, đánh giá hoạt động Digital Marketing và các câu hỏi thường gặp

0
308

Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

Khái quát chung về đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

Trong một chiến dịch Digital Marketing có thể bao gồm nhiều hoạt động chuyển đổi công chúng trở thành khách hàng, như tăng độ nhận biết thương hiệu, phát triển thương hiệu và xây dựng quan hệ với khách hàng, . .. Chính vì vậy, việc thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động Digital Marketing là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp đánh giá và tối ưu hoá từng hoạt động, xác định sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đối tượng khách hàng trong chiến dịch Marketing. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing cũng cần được xây dựng chiến lược chi tiết trên các kênh và từng chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nắm được kênh nào đem lại khách hàng tốt có thể đầu tư ngân sách, kênh nào đang vấp phải khó khăn và cần thay đổi.

Cách đo lường và đánh giá kết quả hoạt động Digital Marketing
Cách đo lường và đánh giá kết quả hoạt động Digital Marketing

Một số chỉ số cần chú ý khi đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing

  1. ROI

ROI là chỉ số giúp doanh nghiệp tính được tỉ lệ doanh thu bán hàng tạo ra từ chiến dịch Digital Marketing tương ứng với ngân sách mà doanh nghiệp đã chi ra cho chiến dịch đó. Cụ thể, chỉ số ROI được xác định theo tỉ lệ: Doanh thu bán hàng/Ngân sách đã chi.

 

Chỉ số giúp doanh nghiệp nắm được tỉ lệ doanh thu bán hàng

  1. CPW

CPW là chi phí cho số đơn hàng mà doanh nghiệp bán ra. Công thức tính CPW: Ngân sách đã chi/Số lượng đơn hàng.

  1. CPL

Chi phí cho các khách hàng tiềm năng (CPL) là chỉ số giúp đi đến hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing, dựa trên lượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp thu được từ chiến dịch này.

  1. Conversion Rate

Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) cũng là một trong các chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing. Hiểu một cách nôm na, nó thể hiện tỉ lệ hoàn thành một mục tiêu của hoạt động Digital Marketing.

Chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch

  1. Incremental Sales

Incremental Sales được hiểu là lượng doanh thu tăng lên. Chỉ số này cho biết liệu hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp có hiệu quả hay không và ảnh hưởng thế nào đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lượng doanh thu tăng dần

 

Câu hỏi thường gặp

Digital Marketing có yêu cầu kĩ thuật không?

Những vấn đề liên quan đến kĩ thuật là điều cần thiết để bạn có thể làm tốt công việc Digital Marketing. Và những kỹ năng này sẽ thay đổi theo các vị trí. Tóm lại, công việc này đòi hỏi chuyên môn với những nền tảng web, chiến lược và thiết kế. Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm một số kỹ năng cơ bản sau:

Khả năng xử lý thông tin và đưa đến kết quả

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Kỹ năng SEO/SEM

Kỹ năng UX và sự hiểu biết về kinh nghiệm của khách

Không học chuyên ngành Marketing có làm Digital Marketing hay không?

Đây được xem là một trong những lựa chọn của nhiều người. Ối với xu hướng hiện nay hầu như ai cũng muốn chuyển ngang qua làm Marketing. Nếu không học chuyên ngành Digital Marketing thì bạn cũng có thể làm tốt Marketing. Bạn có thể vừa làm và vừa học các kiến thức cũng như kỹ năng nhằm cải thiện trình độ của mình. Mặc dù không có lộ trình cụ thể để trở thành một nhà Digital marketing hoặc làm công việc liên quan đến lĩnh vực này, nhưng chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra rằng bạn đã cải thiện những kỹ năng của mình bằng cách tham gia thành công khoá học tiếp thị kỹ thuật số được công nhận trong nghành. Và để có thể sớm nhận được công việc Digital Marketing, bạn nên đăng ký học thêm các khoá học như: Khoá học về Marketing Online, khoá học tiếp thị truyền thông xã hội, Tiếp thị xã hội, Chiến lược và kế hoạch kỹ thuật số, Nội dung và tiếp thị trong nước, Email Marketing.

Nên học toàn bộ hoặc tập trung một mảng?

Đây là một vài câu hỏi liên quan đến vấn đề sử dụng các kỹ năng và kênh tiếp thị kỹ thuật số. Thực tế Digital Marketing là một thuật ngữ bao hàm các lĩnh vực khác nhau như Social Media Marketing, SEO (Search Engine Optimization) , SEM (Search Engine Marketing) và Email Marketing.

Do đó, bạn nên học hoàn toàn Digital Marketing so với những kỹ năng khác trong từng lĩnh vực cụ thể như SEO, SEM, Mạng xã hội, Tiếp thị bằng email, Tiếp thị trong nước, Xây dựng trang web.

Digital Marketing có cần một khoản chi phí lớn?

Mỗi chiến dịch marketing sẽ có một mục tiêu và cách thức truyền đạt đến khách hàng. Vì vậy nếu tính một khoản chi phí cho Digital Marketing thì sẽ không có một con số chính xác, Do đó tuỳ thuộc vào chiến dịch cụ thể chúng ta sẽ phải dành một khoản ngân sách khác nhau. Nhưng nhìn chung, ngân sách của các chiến dịch Marketing cần được sử dụng để trang trải vào nhiều khoản chi phí như: Xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ Digital Marketing, quà tặng và mẫu thử cho khách, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, . ..

Like fanpage để nhận thông tin mới nhất: Công ty dịch vụ quảng cáo Beeseo

Xem thêm:

Digital Marketing là gì? Kiến thức digital marketing từ A-Z [2023]

Quy trình sử dụng các công cụ nghiên cứu Digital Marketing [2023]

Dịch vụ quảng cáo Á Châu Media 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here