Đại sứ Starbucks Coffee: “Đừng để người khác định vị mình là ai”

0
763

Ông Major hiện đang giữ vị trí Đại sứ Cà phê Starbucks, là người khơi dậy cảm hứng cho khách hàng, cộng sự và giới truyền thông khắp châu Á.

Hành trình cà phê tại Starbucks của ông Major Cohen khởi nguồn vào năm 1995, khi ông làm việc như một chuyên viên pha chế bán thời gian tại một cửa hàng mới mở nằm ở ngoại ô Boston, đó cũng là khi Starbucks đang dần định hình sự ảnh hưởng của mình ở bờ đông nước Mỹ, và tròn một năm trước khi Starbucks đặt chân đến Tokyo – cửa hàng đầu tiên tại nước ngoài. Trong tám năm sau đó, ông phát triển sự nghiệp từ một nhân viên pha chế thành trưởng ca, rồi quản lý cửa hàng, chuyên viên đào tạo, và sau cùng là quản lý vùng.

Với những đóng góp tích cực vào sự khởi đầu của ngành công nghiệp cà phê đặc phẩm từ những năm 1960, điều ông Major luôn chú trọng đó là kể câu chuyện và lan tỏa văn hóa cà phê Starbucks. Ông Major hiện đang giữ vị trí Đại sứ Cà phê Starbucks, là người khơi dậy cảm hứng cho khách hàng, cộng sự (nhân viên) và giới truyền thông khắp châu Á.

Nhiệm vụ của ông Major là quản lý những chương trình đào tạo chuyên môn và kiến thức về cà phê và trà cho tổ chức, nhằm kiến tạo niềm say mê, lan truyền lòng tự hào cùng chuyên môn dẫn đầu cho chất lượng cà phê Starbucks, từ đó nâng cao năng lực của cộng sự và đảm bảo sự hài lòng cho mỗi khách hàng.

Major từng là một giáo viên, giữ chức chủ nhiệm khoa mỹ thuật, là một nhà khởi nghiệp địa phương (với ngành nhập khẩu và phân phối cá hồi hun khói) và từng có thời gian làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tại Boston trong 19 năm trước khi gia nhập đội ngũ Starbucks.

Ông Major Cohen đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện đầy thông tin thú vị.

* Động lực nào khiến ông đến Việt Nam và đem lại buổi trải nghiệm ngày hôm nay?

Thực tế đây là công việc và nhiệm vụ của tôi tại Starbucks trên toàn cầu. Starbucks Việt Nam đã mời tôi nhiều làn nhưng tôi chưa săp xếp được. Trong chuyến vòng quanh các nước thuộc khu vực châu Á, Việt Nam là trạm dừng chân đầu tiên của tôi.

* Ông đã thưởng thức cà phê Việt Nam chưa?

Tôi chưa đến TP.HCM, nhưng chỉ 2 ngày đến Hà Nội, điều đầu tiên tôi và đồng nghiệp của mình làm là đến thưởng thức cà phê tại vài quán đặc trưng mà không phải của Starbucks. Tôi thử 2 loại cà phê nóng và đá tại 2 nới khác nhau, trong đó có cả phê trứng nổi tiếng của Hà Nội. Sau khi thưởng thức xong tôi gần như đã bị say cà phê nhưng tôi vẫn muốn thử tiếp.

Tôi ấn tượng với vị cà phê mạnh của Việt Nam và thấy vui vì qua bao năm mà vẫn tổn tại và được yêu thích.

* So với độ tuổi của ông trước đây, thì các bạn trẻ tại Starbucks hiện nay được nuôi dưỡng đam mê như thế nào?

Nếu có sự việc gì đó trước mắt thì cần phải làm ngay, đừng khoanh tay đứng nhìn rồi bàng hoàng khi hậu quả xảy ra.

Tôi có 2 tiếng buổi chiều qua để chia sẻ với các nhân viên trẻ của Starbucks Việt Nam. Các bạn có cùng cơ cơ hội như tôi ngày trước, nhưng tôi bắt đầu công việc tại Starbucks khi ở tuổi 45, trong khi các bạn mới có 22. Họ hoàn toàn có thể giống tôi sau 22 năm nữa.

* Để có vị trí như ngày hôm nay ở Starbucks, ông đã phải hy sinh điều gì?

Tôi chưa phải từ bỏ hay hy sinh điều gì. Mỗi ngày tôi luôn cố gắng làm việc cật lực để hiểu được các sở thích, lối sống của các bạn trẻ ngày nay xem khác thế hệ chúng tôi như thế nào.

Hiện khách hàng tinh tế hơn rất nhiều, kèm theo đó là sự chờ đợi những gì chúng tôi mang lại. Chúng tôi phải có cách nói chuyện, truyền đạt trung thực và minh bạch hơn. Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào hai điều đó nếu bạn thể hiện rõ ràng thì sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng.

* Ông sẽ nuôi đam mê cho họ như thế nào?

Niềm đam mê về cà phê, sự nhiệt huyết trong công việc đã tạo động lực làm việc cho tôi. Mỗi ngày tôi hào hứng với việc truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, khách hàng và giới truyền thông.

Tôi làm được điều đó, vì tôi yêu thích và hiểu được thực sự câu chuyện gì đã, đang và sẽ diễn ra ở Starbucks. Từ quá trình thu mua, đóng gói, đến ly cà phê trên tay khách hàng đã phải trải qua quá trình khó khăn như thế nào.

Tôi trân trọng cơ hội đó vì ngày trước tôi có mơ cũng không nghĩ sẽ có cơ hội như hôm nay.

* Ông nghĩ mình sẽ gắn bó với starbucks đến khi nào?

Tôi không muốn về hưu chút nào. Công việc tôi làm mỗi ngày như một món quà đặc biệt mà tôi có được. Nếu buộc phải về hưu, tôi sẽ thường xuyên ra bất kỳ quán cà phê Starbucks nào để nói chuyện và xem các bạn làm việc.

* Bài học ông rút ra trong suốt quá trình gắn bó với những ly cà phê Starbucks?

Có rất nhiều điều tôi học được nhưng có một điều cần nhắn nhủ là nếu có sự việc gì đó trước mắt thì cần phải làm ngay, đừng khoanh tay đứng nhìn rồi bàng hoàng khi hậu quả xảy ra. Không đứng ngoài cuộc và không bằng lòng với những gì đang có. Đặc biệt, hãy luôn nói về mình, đừng để người khác định vị mình là ai.

* Chủ tịch Starbucks – Howard Schultz có viết sách và những điều trong đó có tác động đến suy nghĩ của ông không?

Ông Howard Schultz có viết 2 cuốn sách. Tôi tự hào khi tên tôi được nhắc đến trong đó. Điều đó không ghê gớm lắm nhưng lại giúp tôi có động lực để truyền cảm hứng, chia sẻ về niềm đam mê cà phê cũng như định hướng trong tương lai của Starbucks.

* Những giá trị các ông xây dựng nên Starbucks, nếu sau này các ông không còn thì liệu có được duy trì?

Ồ, những giá trị đó có từ trước khi chúng tôi đến Starbucks. Nó không quá khó để duy trì nhiều năm sau nữa vì những bạn trẻ đã và đang làm việc cho Starbucks đều mang trong mình dòng máu của Starbucks với văn hoá không thể chối bỏ.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here