Con đường đến với thành công của Michael Dell

0
732

Sinh năm 1965 ở Houston, Texas, Dell lớn lên vào thời máy tính đang chập chững những bước phát triển đầu tiên và ngành này đã nhanh chóng trở thành đam mê thực sự của ông.

Ý tưởng luôn là một vế của phương trình. Vế còn lại, chính là hành động. Ngay từ khi còn bé, Dell đã mang trong mình hạt giống của sự thành công, khi kiên trì theo đuổi ý tưởng và kiếm tiền từ chính sở thích của mình. Đó thật sự là một ý tưởng tuyệt vời và nó được khởi nguồn từ thuở bé của Michael Dell.

Trốn học để theo công nghệ

Việc kinh doanh đầu tiên của Michael Dell khi 12 tuổi là từ sở thích sưu tầm tem của ông. Khi Dell mua tem đấu giá tại hội chợ, ông nhận ra rằng người bán tem kiếm được kha khá tiền từ việc mua đi bán lại. Thế là ông tập hợp hàng loạt tem của ông và của bạn bè rồi bắt đầu bán lại theo các đơn đặt hàng bằng thư.

Ông đút túi được khoản lợi 2.000 đô la từ công việc bán tem. Có thể số tiền này cũng không đáng là bao khi so với khối tài sản mà ông hiện có. Tuy nhiên, chính công việc bán tem thư là nền tảng để ông đặt nền móng cho ý tưởng nổ lực bán hàng không qua người trung gian. Từ đó, xây dựng những viên gạch thành công đầu tiên cho một công ty máy tính Dell.

Sinh năm 1965 ở Houston, Texas, Dell lớn lên vào thời máy tính đang chập chững những bước phát triển đầu tiên và ngành này đã nhanh chóng trở thành đam mê thực sự của ông. Thuở bé, ông hay đi lang thang khắp các cửa hàng bán máy tính và cuối cùng thuyết phục ba mẹ mua cho một cái máy tính vào dịp sinh nhật lần thứ 15.

Thời điểm Dell có được chiếc máy, thì máy tính cá nhân được xem như là một món hàng cao cấp và xa xỉ. Vì thế, cha mẹ ông đã tức điên lên khi nhìn thấy cậu con trai của họ đã tháo cái máy ra thành từng mảnh để tìm hiểu cách hoạt động của nó. Đây cũng là phương pháp học của Henry Ford lừng danh, học bằng cách tháo ra nhưng chưa thể lắp lại.

Bước ngoặt đến với ông vào năm 1982 tại Hội nghị Máy tính quốc gia được tổ chức ở quê nhà, Houston. Nuông chiều sở thích của mình, Dell trốn học nhiều ngày để tham dự sự kiện. Tại đây, Dell khám phá ra một khoản lợi nhuận lớn trong hoạt động kinh doanh máy tính qua sự phát hiện hình thức kinh doanh của IBM.

IBM sẽ mua linh kiện máy tính để lắp ráp thành một cái hoàn chỉnh với giá từ 600-700 đô la và bán lại cho các nhà bán lẻ. Những người bán lẻ này lại bán ra cho khách hàng với giá 3.000 đô la và bỏ túi khoản lợi nhuận béo bở từ công việc trung gian.

“Bạn càng làm cho cuộc sống của con người đơn giản thì bạn càng có giá trị hơn đối với họ.”

Khởi sự kinh doanh

Một phát hiện thú vị là Dell nhận ra ai cũng có thể mua các linh kiện này và tự lắp ráp cho mình một chiếc máy tính. Tất nhiên, đây là cách nhìn của một cháng trai đam mê công nghệ. Hơn nữa, người bán cho bạn chiếc máy tính trong cửa hàng thường không biết nhiều về công nghệ trong khi nhà bán lẻ kiếm được 1000 đô la trên một máy tính nhưng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ thì nghèo nàn.

Với nhu cầu về máy tính cực kỳ lớn và khách hàng mua hàng thường dễ chịu vì họ không am hiểu lắm về công nghệ. Ngay cả năm cuối cấp 3, Dell tự tin rằng mình có thể sản xuất ra chiếc máy tính tốt hơn và bán với giá rẻ hơn, nhưng cha mẹ ông lại muốn ông tập trung vào việc học để trở thành bác sĩ.

Năm đầu tại đại học, Dell vừa đi học vừa làm thêm nghề nâng cấp và sửa chữa máy tính cho khách hàng. Ông ưu tiên việc đi làm hơn đi học nên kết quả học tập của ông rất xoàng xỉnh. Vì thế, cha mẹ ông đến thăm ông học và buộc Dell phải bỏ việc kinh doanh máy tính.

Cha của ông nói: “Hãy nói rõ những ưu tiên của con. Con muốn cuộc sống của mình như thế nào?” Dell trả lời dứt khoát: “Con muốn cạnh tranh với IBM.”

Đầu năm 1984, lúc này được 19 tuổi, Dell chính thức đăng ký mở công ty. Với mẫu quảng cáo nhỏ trên tờ báo địa phương, Dell bắt đầu thu được 50.000 đô la từ việc bán linh kiện và thiết bị nâng cấp. Ông vẫn dấu cha mẹ chuyện này, bỏ học để có thể chuyên tâm hơn cho đứa con tinh thần của mình.

Dell chuyển từ khu nhà tập thể của ký túc xá đến một căn phòng cho thuê rộng 1.000 mét vuông và bắt đầu tuyển dụng nhân sự.

Nghe có vẻ khó tin, nhưng ý tưởng bán hàng trực tiếp bằng thư hoặc điện thoại của Dell vẫn là một điều khá mới mẻ vào thời của ông. Chỉ là mô hình kinh doanh mà người mua máy tính từ nhà bán lẻ hay nhà phân phối.

Nhờ việc bỏ qua người trung gian và bán hàng trực tiếp với khách hàng và công ty, ông có thể bán với giáp thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đã giúp ông nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của họ, ngay cả trong tương lai.

Điều này tạo ra sự kết nối mật thiết với khách hàng, một dịch vụ hỗ trợ khách hàng mang bản sắc riêng của Michael Dell.

Trong khi IBM chiếm 70% thị phần với dòng máy 6MHz 286PC, Dell có thể thiết kế và bán dòng máy 1 MHz với giá bằng một nửa của IBM. Chính sự kết hợp giữa hiệu suất và giá cả đã làm cho việc kinh doanh của Dell phát triển mạnh mẽ.

Năm 1986, kể từ sau 3 năm được thành lập, doanh thu bán hàng của Dell đạt mốc 60 triệu đô la và năm 1988 thì công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ quá trình phát triển phi thường này, Dell đã rút ra một bài học thành công quan trọng hơn hết: “Bạn càng làm cho cuộc sống của con người đơn giản thì bạn càng có giá trị hơn đối với họ.”

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here