CEO của IBM: “Tôi ngưỡng mộ Starbucks”

0
645

“Ăn trưa với FT” (Lunch with the FT) là chuyên mục đặc biệt của tờ báo nổi tiếng trong giới tài chính Financial Times. Các phóng viên của FT sẽ có bữa trưa kết hợp phỏng vấn với những nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay. Trong bài báo này, nhân vật mà phóng viên Gillian Tett của FT phỏng vấn là CEO IBM Virginia Rometty. Chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu tới bạn đọc.

Người phục vụ mang món ăn ra cho chúng tôi. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện, và phải thú thực rằng món súp khai vị không được hấp dẫn cho lắm.

Năm 1981, sau khi làm việc tại GM được 2 năm, Rometty gia nhập IBM với vị trí kỹ sư hệ thống. Suốt 30 năm sau đó, bà dần dần leo lên từng bậc thang của sự nghiệp, đảm nhiệm nhiều vị trí với chuyên môn từ máy tính đến tài chính hay quản lý. Bà nổi tiếng vì khả năng tập trung, tính kỷ luật và kiềm chế bản thân rất tốt. Đặc biệt, Rometty hoàn toàn trung thành với IBM.

Có bao giờ bà nghĩ đến việc ra đi? Rometty lắc đầu và giải thích rằng rất nhiều lãnh đạo cấp cao của IBM đã làm việc ở đây hàng thập kỷ. “Họ tự gọi mình là IBM-er. Bạn có tự gọi mình là FT-er?”, bà hài hước hỏi.

Điều thú vị nhất ở IBM là Rometty đã làm việc ở 10 vị trí hoàn toàn khác nhau, từ cấp cơ sở đến cấp toàn cầu, từ công việc liên quan đến công nghệ đến tài chính, bảo hiểm, từ công ty start-up cho tới công ty tầm cỡ.

“Lý do lớn nhất cho sự tồn tại của IBM là để hoàn thành sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi làm ra hầu như tất cả mọi thứ có ý nghĩa quan trọng với thế giới này. Nhưng trong một thế giới hiện đại chuyển động quá nhanh như hiện nay, một lịch sử tiếng tăm và những nhân viên trung thành có đem lại lợi ích cho IBM không?”, tôi hỏi. Đi tìm sự cân bằng giữa điều gì phải thay đổi và điều gì phải giữ gìn là câu trả lời của Rometty.

Ở IBM, quá trình cân bằng không hề dễ dàng. Khi ra đời năm 1911, đây là nhà sản xuất các thiết bị phục vụ doanh nghiệp với sản phẩm nổi tiếng nhất là máy điện báo đánh chữ (thiết bị xử lý dữ liệu đầu tiên trên thế giới). Giữa thế kỷ 20, IBM chuyển sang sản xuất các máy tính trung ương và đã thành công rực rỡ. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1980, mảng này bị thu hẹp bởi máy tính cá nhân lên ngôi.

Năm 1993, IBM có sự thay đổi lớn khi Louis Gerstner lên làm CEO và triển khai một trong những thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử của IBM. Ông biến IBM từ một nhà sản xuất phần cứng sang phần mềm và đưa IBM vào thế giới Internet.

“Tôi rất yêu Starbucks vì sự tiện lợi và hiệu quả”. Rometty không uống cà phê mà niềm đam mê của bà là trà. CEO của IBM ấn tượng với Starbucks ở cái cách mà chuỗi cửa hàng này tự tái tạo lại bản thân khi bước vào thị trường trà.

Một thập kỷ sau đó, người kế nhiệm Gerstner là Sam Palmisano hứa hẹn với nhà đầu tư rằng đến năm 2010 IBM sẽ có mức lợi nhuận 10 USD/cổ phiếu và đến năm 2015 con số sẽ tăng gấp đôi. Mặc dù cột mốc 10 USD đã được hoàn thành, trước khi Rometty nhậm chức CEO, IBM đã không còn là “con cưng” của TTCK.

Tôi tỏ ra nghi ngờ liệu Rometty có thể điều khiển “chú voi” IBM khiêu vũ một lần nữa hay không. Bằng giọng quả quyết, Rometty nói rằng bà có thể.

Kế hoạch của Rometty có ba giai đoạn. Đầu tiên, bà muốn đưa IBM ra khỏi tình trạng không có lợi nhuận như hiện nay, giống như Gerstner đã làm trong những năm 1990. “Bạn không thể giữ khư khư lịch sử. Bạn phải thay đổi. Tôi thường xuyên nói với nhân viên rằng chúng ta không thể mãi mãi gắn liền công ty với một sản phẩm cố định nào đó”.

Ở giai đoạn tiếp theo của cuộc cải cách, Rometty sẽ thúc đẩy nhân viên đổi mới thay vì tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ truyền thống. “Tôi muốn họ nghĩ về những giải pháp phục vụ khách hàng tốt hơn. Ở IBM có một buổi học vào thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng trong đó tất cả mọi người tương tác chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm với nhau”. . . .

Bữa ăn không được ngon như kỳ vọng. Rometty thú thật rằng đầu tiên bà muốn chọn cửa hàng Starbucks ở gần văn phòng Watson. Tuy nhiên, người thư ký nghĩ rằng ăn ở khách sạn sẽ hợp lý hơn.

“Tôi rất yêu Starbucks vì sự tiện lợi và hiệu quả”. Rometty không uống cà phê mà niềm đam mê của bà là trà. Bà chia sẻ mình có tới 100 loại trà khác nhau ở nhà. Tuy nhiên, bà cũng ấn tượng với Starbucks ở cái cách mà chuỗi cửa hàng này tự tái tạo lại bản thân khi bước vào thị trường trà.

Trụ cột thứ ba trong chương trình cải cách là những công nghệ mới. Rometty đang cố gắng theo đuổi quan hệ hợp tác với các tập đoàn lớn như Apple và Twitter nhằm khai thác công nghệ di động, phát triển các dịch vụ như điện toán đám mây và an ninh mạng.

Dẫu vậy, điều thực sự khiến Rometty hào hứng là trí tuệ nhân tạo. Cách khách sạn chúng tôi đang ngồi ăn trưa không xa là trung tâm siêu máy tính mới được IBM xây dựng. Đây là đơn vị đi đầu về trí tuệ nhân tạo. Rometty tin rằng thứ này có thể giúp các bác sĩ chuẩn đoán bênh, giúp luật sư phá án hay các nhà báo viết phóng sự điều tra.

Trí tuệ nhân tạo cũng là chủ đề cuối cùng mà chúng tôi nói đến. Khi rời khỏi nhà hàng, tôi chú ý đến cửa hàng Starbucks 4 bề là kính ở bên cạnh, nơi mà đáng lẽ ra chúng tôi đã ăn trưa ở đó.

Trong quán cà phê này đầy ắp những người trẻ tuổi đang sử dụng các thiết bị di động như điện thoại và máy tính xách tay cảm ứng và dường như không muốn bị làm những công việc bó buộc họ trong một văn phòng cố định.

Trong đầu tôi bất chợt hiện lên câu hỏi liệu những người trẻ tuổi này có thích trở thành một IBM-er? IBM có đủ “cool” để hấp dẫn họ? Tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác, nhưng tôi cảm thấy bữa ăn trưa ở đó sẽ thích hợp hơn, giống như Rometty đã nói.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here