Cách xây dựng bảng hướng dẫn phong cách trình bày cho thương hiệu

0
711

Một trong những tài liệu thiết yếu cho bất kì doanh nghiệp nào là Hướng dẫn về phong cách của thương hiệu (Style guide), tuy nhiên không phải công ty nào cũng có.

Tại sao hướng dẫn phong cách lại quan trọng như vậy? Chúng đảm bảo sự nhất quán của thương hiệu trong suốt quá trình sản xuất – để ai cũng sẽ đảm nhận được.

Hướng dẫn phong cách (còn gọi là “Kinh thánh cho thương hiệu”) chứa tất cả thông tin cần thiết cho bất kì nhu cầu sáng tạo nào của công ty. Dù là xây dựng Website, quảng cáo, giấy nhắn nội bộ hay bất cứ thứ gì, tài liệu nho nhỏ này sẽ làm cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Vậy, nếu những chỉ dẫn này quan trọng đến thế, tại sao không ai chịu làm?

Lí do lớn nhất chính là thời gian. Style guide không tự dưng mà có. Cần thời gian và công sức để tạo nên nó và thời gian thì luôn quý giá. Nhưng hãy so sánh số thời gian để giải thích cho một designer cần bao nhiêu không gian xung quanh logo mọi lúc? Hay họ phải thay đổi bất kì màu sắc như thế nào? Hoặc phải đi tìm các font bạn dùng và cho họ xem lại? Chưa kể các icongraphic bạn đang lưu hành. Và khi bạn phải tuyển dụng thêm một designer nữa khi việc kinh doanh phát triển và bạn phải giải thích lại cho họ thêm lần nữa… Hãy tự giúp mình bằng cách viết Style guide ngay bây giờ và tiết kiệm cho bản thân cả đống thời gian và sự bực bội nhé. Bắt đầu với một số điều căn bản:

1. Xác định kích thước và vị trí của logo

Logo cực kì quan trọng với thương hiệu của bạn, và bạn sẽ muốn nó hiện hữu đồng bộ trong suốt công việc. Trong hướng dẫn, bạn có thể quy định chính xác cách dùng chúng như thế nào.

Đây là cách Temply quy định cách dùng logo cũng như những quy tắc chấp nhận được cho những bản màu khác trong Style guide của họ.

Bạn có thể thấy cách họ dùng Hướng dẫn thương hiệu để đặt đúng logo trên báo cáo thường niên.

Chỉ ra việc dùng logo sai cách cũng rất quan trọng. Bản chất dân designer là ưa sáng tạo, vì thế rất quan trọng khi chỉ cho họ những giới hạn khi làm việc. Bạn có thể xem những dòng hướng dẫn trong Style guide Oxford University của Gulp Creative.

Nhờ vậy nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra, bạn có thể cho họ xem Style guide và họ sẽ biết logo được và không được trông như thế nào.

Nếu công ty bạn có nhiều dạng logo, bạn có thể cô đọng các trang lại và tổng hợp các thông tin về trong một trang hoặc dành mỗi cho mỗi logo một trang.

2. Chọn bảng màu và tuân thủ nó

Màu sắc có thể bị xê dịch từ designer này sang designer kia hoặc từ dự án này qua dự án khác. Việc quy định mã HEX cho web hay mã CMYK và Pantone của màu sắc đem đi in ấn là rất quan trọng.

Chuyển đổi giữa RGB và CMYK có thể rất khủng khiếp. Thế nên hãy tự mình kiểm tra bất kì chuyển đổi nào để đảm bảo sự chính xác, điều này sẽ tiết kiệm thời gian và tiền in cho bạn đấy!

3. Chọn font thể hiện được cá tính thương hiệu

Font có một vai trò lớn trong quảng cáo giản tiếp sản phẩm của bạn và nó cần thiết phải đồng bộ với tyfographic của bạn để đạt sự chuyên nghiệp. Thông thường bạn sẽ có rất nhiều typeface khác nhau tùy theo mục đích. Trong hướng dẫn của bạn, bạn có thế quy định loại typeface nào sẽ dùng lúc nào và như thế nào.

Đây là headline typface được mô tả trong Style guide của The New Agency viết bới Studio by K, cũng như các cách kết hợp font. Hướng dẫn này có thể có ích khi cho thấy định kích thước, kéo dãn ( không gian giữa chữ và từ), và định hướng ( khoảng cách giữa các dòng text trong trang).

4. Lựa chọn iconographic làm bạn nổi bật

Iconographic có thể giúp thương hiệu của bạn nổi bật. Hãy viết nó trong hướng dẫn của bạn để chắc chắc nó được dùng đúng cách. Bạn có thể liên kết các bộ cụ thể trong hướng dẫn để dễ tìm hơn.

Thiết kế này của Sam Small cho BUNKR là một ví dụ tuyệt hảo để minh họa cách pattern và icon được dùng hiệu quả. Tại đây bạn có thể thấy sự tùy biến kích thước và tùy chọn màu sắc, nhưng khi nhìn hình bên dưới sẽ có sự thay đổi hình ảnh trong một số trường hợp.

Bạn có thể thấy pattern chuyển thành màu trắng-đen khi dùng cho hóa đơn, nhưng tại hình kế bên, pattern này dùng màu sắc đầy đủ cho thiết kế của phong bì.

5. Quy định phong cách cho Hình ảnh

Hình ảnh có thể phản ánh thương hiệu của bạn. Phong cách cụ thể sẽ gợi được phản ứng nhất định và người ta có thể nhận diện thương hiệu chỉ nhờ 1 bức ảnh. Trong khi hình ảnh cần thiết cho tất cả thương hiệu, nếu nó đóng vai trò quan trọng cho thương hiệu của bạn, bạn nên có những quy định cho nó trong Style guide dành cho các nhiếp ảnh gia bạn sẽ làm việc cùng.

Trong Brand Style guide của Redfern có một trang có hơi nặng nề, nhưng nội dung của nó chính xác là điều một photographer cần phải biết khi chụp hình. Nó thể hiện phong cách cũng như thông số kĩ thuật nhằm đảm bảo mọi sự chuyển giao từ photographer đến bạn được hoàn hảo.

Hãy nhớ rằng photographer tư duy bằng hình ảnh. Nếu bạn muốn cung cấp cho họ các thông số kĩ thuật, hãy cho họ những ví dụ để họ dễ liên tưởng nhé.

Hoặc tham khảo hình ảnh trong Style guide của District, được tạo bởi Creature Design. Bạn có thể thấy sự tương quan phong cách với tạp chí của họ ở bên dưới.

6. Đừng quên các yếu tố đặc trưng của trang Web

Ngày nay làm thương hiệu online là việc cần thiết dù trên bất kì phương tiện nào. Web của bạn phải thể hiện thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn. Có rất nhiều thiết kế có thể vừa in ra và dùng được cho web, nhưng có một số chỉ có thể dùng cho web mà bạn cần cân nhắc.

Có rất nhiều trang con trong một website và mỗi trang cần liên kết với nhau về phần nhìn. Hãy quyết định thông tin gì là quan trọng và tạo một hệ thông phân cấp để dùng được xuyên suốt. Các nút bấm và định hướng nên hợp với phong cách thương hiệu, trang 404 cũng phải như vậy nhé ( một trang 404 vui nhộn có thể làm sự cố đỡ căn thẳng hơn đấy).

7. Đặt ra Brand voice

Ngôn từ cũng quan trọng như phong cách. Cuộc sống sẽ hoàn hảo khi bạn có một người thường xuyên viết ra tất cả những gì thương hiệu cần, nhưng thực tế lại không được đẹp như vậy. Đưa cho copywriter hướng dẫn cách “viết ra” thương hiệu của bạn sẽ giúp tránh được những trường hợp truyền tải sai.

Bạn có thể tóm gọn những từ và đoạn nội dung cụ thể thường xuyên xuất hiện hoặc những từ nào cần tránh. Lấy ví dụ bạn chỉ muốn thu hút phụ nữ trên 65 tuổi thích đan lát, hãy ghi kèm đối tượng mục tiêu và ghi rõ nội dung phải “nghe như thế nào”.

8. Điều quan trọng cần chú ý

Giờ khi đã biết những điều căn bản, bạn có thể đang tự hỏi liệu có phải bắt buộc tất cả chúng trong thương hiệu của bạn, câu trả lời là không nhất thiết nhé! Mỗi thương hiệu sẽ cần những thông tin khác nhau. Có một số hướng dẫn thương hiệu dày hơn 100 trang và một số chỉ cần 1 tờ là đủ. Xác định những điều thương hiệu cần và bắt đầu viết từ đó.

Nhận ra những thay đổi của thương hiệu cũng rất quan trọng. style guide bạn tạo ra tuần này có thế khác so với style guide năm trước. Sự linh hoạt có thể chấp nhận được nhưng nhớ lưu lại phiên bản cũ để tham khảo sau này.

Điều cuối cùng bạn cần quyết định là đây sẽ là văn bản công bố rộng rãi hay chỉ lưu hành nội bộ. Có cả lợi và hại trong việc này. Nếu công bố, mọi người sẽ sẽ dễ dàng có được style guide chỉ qua một đương link. Mặt trái là ai cũng sẽ có được nó và có thế gây hại cho thương hiệu của bạn.

Nếu chỉ lưu hành nội bộ thì sẽ dễ dàng cho việc cập nhật. Bạn không cần lo lắng về việc nó sẽ nhìn chuyên nghiệp thế nào vì người ngoài công ty không cần thấy nó, đồng nghĩa sẽ gây khó khăn khi cần cho nguồn lực bên ngoài xem.

Dù bạn muốn tạo Style guide như thế nào, nó vẫn nên rõ ràng và ngắn gọn. Dù nó trông thật hoành tráng để ai cũng được chiêm ngưỡng hay không đẹp lắm và bạn chỉ muốn “người nhà” xem, nó chỉ nên có 1 nhiệm vụ duy nhất: Giúp việc thiết kế được diễn ra trơn tru và đơn giản cho tất cả mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here