Cách viết Headline gây chú ý

0
1011
Đứng trước sạp báo mỗi sáng, bạn hoa mắt vì quá nhiều báo và tạo chí với đủ loại tiêu đề khác nhau.

Đến văn phòng, mở máy tính bạn lại chóng mặt vì quá nhiều trang web với đủ loại giật tít mời gọi.

Ngày nghỉ cuối tuần đến hiệu sách nhức hết cả mắt vì tên cuốn sách nào cũng kêu, cũng hấp dẫn.

Còn nữa, lướt Facebook bạn nhiều khi phát mệt vì ngồn ngộn đủ kiểu status, links và notes như môt cái “chợ” thông tin. Thật là vàng thau lẫn lộn.

Làm thế nào để chọn được tờ báo/tạp chí có bài hay bạn đang quan tâm? Làm thế click đúng phắp bài viết bổ ích cần đọc trên mạng? Làm thế nào mua đúng cuốn sách hay cần đọc?

Và làm thế nào để đừng phí thời gian “bơi” trên facebook vì những thông tin vô bổ chả liên quan?

Headline (tiêu đề/giật tít) sẽ giúp bạn điều này

“Công việc tốt nhất thế giới với dòng giới thiệu đầu tiên “Hàng ngày đi tắm biển, ghi nhật ký và bạn kiếm được 200,000 USD cho 6 tháng” – Hedaline cho chiến dịch quảng cáo du lịch biển của bang Quesland (Úc) đã nhận được 35,000 đơn xin việc từ 200 quốc gia trong vòng 15 ngày kể từ khi đăng thông báo.

Selling point: Sự tò mò! Wow, “ăn chơi” mà được trả lương như VIP thế này á?

“Chúng tôi sẽ nỗi lực hơn – câu định vị thương hiệu cho thuê xe hơi Avis của Mỹ (do Bill Bẻn Bach viết) cách đây 50 năm và đến nay vẫn được coi là một trong mười “headline” sáng tạo hay nhất mọi thời đại.

Selling point: sự “lấp lửng”! cụm từ “nỗ lực hơn” gây ra sự hiếu kỳ và dễ thiện cảm. “Nỗ lực hơn’ là cái quái gì nhì?

“Định vị thương hiệu – cuộc chiến trong tâm trí khách hàng”.

“Positioning – the battle for your mind” – cuốn “kinh thánh “ cho dân làm nghề marketing của 02 chuyên gia marketing danh tiếng Al Ries & Jack Trout. Bản thân tiêu đề sách chính là đúc kết tuyệt với nhất cho lý thuyết về định vị thương hiệu rồi.

Các ví dụ trên rất tiêu biểu cho vai trò tối quan trọng của một tiêu đề xuất sắc có thể làm ra tiền (a headline that makes money).

Nhưng bạn hãy tạm quên chúng đi. Chúng ta không phải ai cũng là chuyên gia để có thể sáng tạo ra những Headline như vậy.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn cách viết Headline cho các bài viết (bài báo, viết notes) hay status cá nhân phù hợp – những cái gần với cuộc sống hàng ngày của dân marketers hơn.

Headline nên ngắn, càng ngắn càng tốt

Tại sao vậy? Đơn giản là ai cũng thích đọc một tiêu để … ngắn. Người đọc bây giờ “lười lắm’. Vì họ có cả một “rừng” thông tin chờ đón mỗi buổi sáng. Hơi đâu mà làm tội coi mắt vì những tiêu đề dài lê thê nhỉ! Ban đầu bạn có một tiêu để 10 từ? Hãy giảm xuống 8 từ? Tốt lắm. Trước khi tắt máy tính đi ngủ hãy giảm xuống 4-5 từ nhé! Chưa xong. Sáng mai ngủ dậy với đầu óc minh mẫn, hãy cố giảm xuống còn 3 từ xem sao. Hãy học cách “keo kiệt” với từ ngữ như kiểu các bà nội trợ lọc lõi đi mặc cả từng xu ngoài chợ nhé. Giá cả cái gì cũng tăng, riêng độ dài của Headline là cứ phải giảm kịch trần vào.

Headline diễn đạt được toàn bộ thông điệp của bài viết (hoặc status)

Hãy học cách “keo kiệt” với từ ngữ như kiểu các bà nội trợ lọc lõi đi mặc cả từng xu ngoài chợ nhé. Giá cả cái gì cũng tăng, riêng độ dài của Headline là cứ phải giảm kịch trần vào.

Vì nếu không, nó không đủ hấp dẫn để “bắt” người đọc click vào bài viết và đọc thông điệp bạn muốn gửi tới họ. Khó nhỉ, vừa phải ngắn vừa phải thể hiện được bao nhiêu là nội dung muốn chia sẻ. Mỗi bài viết hay note của mình, tôi thường thay sửa Headline cả chục lần mới tạm hài lòng. Nó là “mồi nhử” mà. Mồi mà không “ngon”, làm sao “nhử” được bạn đọc. Bạn đọc bây giờ, bạn biết đấy, thông minh và biết chọn hàng lắm.

Headline nên dùng các Key word (từ khoá) gây liên tưởng và gợi sự tò mò

Headline phải ngắn. Chính vì ngắn nên bạn càng nên “khó tính” và sáng tạo khi chắt lọc từ. Thể hiện cùng một nội dung, nhưng “Điểm chốt thương hiệu” gây chú ý hơn là “Đi tìm điểm bán hàng cạnh tranh bền vững của thương hiệu” đúng không nào? Cụm từ “điểm chốt” là từ ‘đắt” – vừa cô đọng nội dung vừa gây hiếu kỳ cho người đọc. Thời buổi khó khăn này ai cũng thích đồ rẻ, nhưng Headline dùng từ càng đắt càng dễ “bán hàng”. “The headline that sells” là vì vậy.

Cẩn thận với cách giật tít gây shock

Độc giả click vào bài viết vì Headline gây shock nhưng chính họ cũng quay lưng với tác giả nếu chỉ shock về headline nhưng quá boring và nhạt nhẽo về nội dung. Tôi khuyên các bạn nên viết Headline gây “chú ý” hơn là gây shock. Nếu một người đã có uy tín, họ có thể “phiêu” một chút với headline “quá tay”. Vì dù sao, người ta cũng biết cái “chất” của họ rồi nên sự tương thích giữa giật tít và nội dung chia sẻ chắc sẽ không vênh nhau nhiều.

Chúng ta ai cũng muốn chia sẻ những điều mình mình thấy tâm đắc và bổ ích với cộng đồng. Để mọi người “dừng lại” với bạn dù chỉ trong chốc lát, bạn không nên dễ dãi với những điều viết ra. Cho dù đó chỉ là một status đơn giản trên Facebook hàng ngày. Hãy có ý thức rèn luyện kỹ năng viết từ những viên gạch đơn giản đầu tiên.

Không phải ai sinh ra cũng có thể làm những điều vĩ đại. Nhưng ai trong số chúng chúng ta cũng có thể làm những điều đơn giản một cách “vĩ đại”.

Bắt đầu từ cách ‘giật tít” Headline. Let’s go!

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here