7 ví dụ điển hình về Guerrilla Marketing truyền cảm hứng cho thương hiệu

0
1122

Guerrilla Marketing (Marketing du kích) được xem là hình thức tiếp thị dựa trên phương pháp sáng tạo độc đáo. Để giải thích khái niệm Guerrilla Marketing một cách rõ ràng là điều không dễ dàng nhưng chắc chắn bạn sẽ đúc kết cho mình những bài học quý giá khi quan sát những chiến dịch sau đây.

1. Bounty

Vâng, đây là chiến dịch Guerrilla Marketing của hãng khăn giấy Bounty. Bằng cách tạo ra một “mớ hỗn độn” có kích thước lớn trên đường phố New York như một cốc cà phê bị vỡ, một viên kẹo tan chảy,… Bounty đã quảng cáo thành công sản phẩm khăn giấy của họ, đồng thời đưa ra gợi ý về cách xử lý cho những vấn đề trên với thông điệp không thể ngắn gọn hơn “Makes small work of BIG spills”.

Về phương diện văn hoá, chúng ta đang bắt đầu lựa chọn việc loại bỏ các quảng cáo ra khỏi cuộc sống thường nhật. Đó là lý do tại sao nhiều người yêu thích những thứ như DVR, các tùy chọn không quảng cáo trên Youtube hay Hulu. Tuy nhiên, chiến dịch này không hề giống quảng cáo và bạn khó có thể bỏ qua nó. Nếu vấp phải một que kem đang tan chảy có kích thước bằng tấm nệm của bạn trên đường đi làm, liệu bạn có dừng lại và nhìn nó không? Hẳn câu trả lời là có đúng không nào!

Bài học rút ra: Xác định vấn đề lớn nhất mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết. Sau đó, tìm một cách độc đáo để nhắn gửi tới công chúng, mà không cần sử dụng ngôn từ nào!

2. GRAMMYS

Để quảng bá các đề cử cho hạng mục Album of Year, chương trình giải thưởng âm nhạc GRAMMYS đã tạo ra một video nhằm hiển thị những gì sẽ xảy ra nếu tấm poster của các nghệ sĩ được đề cử biết hát.

Nghe có vẻ bất khả thi nhưng hãy tưởng tượng – điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tạo ra tấm poster âm nhạc cho thương hiệu của mình? Một lần nữa, nó khác với billboard ad bởi vì khi đi ngang qua một bức tường quảng cáo ở New York, ta không mong đợi tấm poster đó sẽ chuyển động. Tuy nhiên, ý tưởng này không thực sự rẻ tiền, vì nó có thể đòi hỏi nhiều kỹ thuật để mang lại kết quả. Nhưng ngay cả khi bạn chỉ thực hiện một số hình ảnh và kỹ thuật đơn giản thôi thì nó cũng đã khiến người qua đường phải chú ý rồi.

Bài học rút ra: Hãy nghĩ về những điều mà khán giả của bạn có thể đi qua mỗi ngày và khiến những điều đó trở nên bất ngờ và tương tác.

3. Frontline

Thú thật đi, lần đầu nhìn thấy bức ảnh này bạn có bị cuốn hút không? Và suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì ? Bạn có muốn giúp đỡ chú chó tránh xa khỏi đám ruồi không?

Nhưng thật ra, nhìn kỹ bạn sẽ thấy chú chó và đám ruồi đều không phải thật. Vế trước là một bức tranh, vế sau là người thật. Đây là một chiến dịch Guerrilla Marketing của Frontline, nhà sản xuất các sản phẩm phòng chống bọ chét và ve ở chó. Thương hiệu biết rằng nhiều người đi bộ qua khoảng không gian trống trong trung tâm thương mại mỗi ngày và kha khá người cũng sẽ nhìn thấy nó từ các tầng trên của tòa nhà.

Một lần nữa, chiến dịch này khác với tiếp thị truyền thống, bởi vì nó không quảng cáo sản phẩm, mà còn tạo ra một hình thức tương tác ngẫu nhiên với người xem và nhắc nhở họ về những lợi ích của sản phẩm mang đến.

Bài học rút ra: Tìm hiểu cách mọi người có thể vô tình tương tác với các thông điệp tiếp thị của bạn. Mặc dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể không giải quyết được vấn đề, ví dụ như việc loại bỏ côn trùng, nhưng vẫn có nhiều cách để khiến mọi người tham gia vào chiến dịch đó.

4. Burger King

Chia tay luôn là một quyết định khó khăn, chưa kể khi nó được công khai trên mạng xã hội. Đó là những gì đã xảy ra khi một người dùng Instagram để lại bình luận trên bài chia sẻ về câu chuyện “cô gái” của anh ấy mua sản phẩm của Burger King. Vấn đề ở đây là anh chàng đã có bạn gái, nhưng cô gái này lại không ở gần cửa hàng Burger King. Vậy anh ta đã đến cập đến ai? Những tiếp diễn sau đó đã diễn ra trên các bình luận của Instagram:

Sau khi các bình luận được chú ý, nhiều người suy đoán rằng có lẽ sự việc này có thể được dàn dựng bởi Burger King. Và nếu đúng là như vậy thì họ thật “cao tay” khi chẳng phải tốn bất cứ chi phí nào cũng có thể đưa thương hiệu vào tâm trí người dùng. Burger King có khoảng một triệu người theo dõi trên Instagram, trong khi đối thủ cạnh tranh chính là McDonald có đến 2.1 triệu người theo dõi.

Với vụ chia tay nổi tiếng này, hẳn là Burger King đã thu hút sự chú ý của người dùng nhiều hơn trên Instagram và đặc biệt, thúc đẩy người dùng chủ động tương tác với thương hiệu nhiều hơn.

Bài học rút ra: Guerrilla Marketing đã xuất hiện ở tất cả các “mặt trận” kể cả kỹ thuật số. Hãy suy nghĩ đến nơi mà đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn có mặt nhiều nhất, sau đó hãy cho họ xem “màn trình diễn” của bạn. Mặc dù không thể tha thứ cho sự dối trá, chúng ta có thể hoan nghênh sự sáng tạo, vì thế đừng ngại sử dụng các bình luận để khiến mọi người tương tác và trò chuyện nhiều hơn nhé!

5. UNICEF

Nhiều người vẫn lãng phí tiền vào nước đóng chai, trong khi ngay tại văn phòng làm việc đã có hẳn những chiếc máy uống nước nóng lạnh. Đó là một thói quen xấu và ảnh hưởng đến môi trường.

UNICEF đã thực hiện một chiến dịch Guerrilla Marketing với những chai nước bẩn “Điều gì sẽ xảy ra nếu những chai nước mà bạn lãng phí tiền chứa đầy nước bẩn?”. Qua đó, UNICEF nhắc nhở mọi người rằng có rất nhiều người dân ở khắp nơi trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Vì vậy, thay vì chi tiêu một cách phù phiếm cho các chai nước nhựa, UNICEF mong muốn mọi người quyên góp số tiền đó nhằm nỗ lực mang nước sạch đến những khu vực còn khó khăn.

Bài học rút ra: Guerrilla Marketing cũng hoạt động trong lĩnh vực phi lợi nhuận. Và sử dụng những hình ảnh đáng sợ, đáng buồn thường có tác động mạnh mẽ đến người xem và từ đó truyền đạt thông điệp bạn gửi gắm một cách tốt nhất.

6. GoldToe

Bạn có phải là một công ty đồ lót đang tìm kiếm một cách độc đáo để tiếp thị sản phẩm? Tại sao không thử mặc một quần lót khổng lồ cho bức tượng con bò tót mang tính biểu tượng nhỉ?

Về lý thuyết, nghe rất đơn giản nhưng để thực hiện lại là cả một vấn đề. Thế nhưng GoldToe đã làm được điều đó. Đây là cách mà thương hiệu này giới thiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng cho đồ lót mới. Họ đã mặc những chiếc quần lót trong bộ sưu tập mới cho những bức tượng tại New York.

Nhiều người đùa rằng những chiếc quần lót cỡ lớn này được sản xuất từ các nguyên liệu còn sót lại. Nếu điều là đúng thì GoldToe chẳng tốn nhiều chi phí cho chiến dịch này.

Bài học rút ra: Đừng suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi những gì trông giống như ý tưởng ngu ngốc nhất có thể là ý tưởng tốt nhất.

7. Greene King

Lên kế hoạch cho một buổi gặp gỡ bạn bè và gia đình, điều bạn cần là gì? Có phải món ăn và đồ uống không?

Greene King – một công ty sản xuất rượu và bia lo ngại rằng các cơ sở nhỏ lẻ, đặc biệt là các quán rượu địa phương có thể bị “vượt mặt” bởi các công ty bán lẻ lớn. Chính vì điều này, Greene King đã phát động một chiến dịch nhằm truyền đạt tầm quan trọng của các doanh nghiệp địa phương. Nội dung được tạo ra bởi những người hiểu rõ nhất tình trạng khó khăn này, đó là chủ quán rượu, nhân viên pha chế và các vị khách quen. Họ được trao một máy ảnh để lưu lại những khoảnh khắc hội tụ ý nghĩa nhất mà họ từng trải nghiệm bên trong các quán rượu địa phương, từ đám cưới, lễ tang, cho đến sinh nhật. Những video này đã được chia sẻ trên kênh YouTube của Greene King với câu hỏi “Nếu không có những địa điểm họp lân cận, chúng ta sẽ chia sẻ những khoảnh khắc này ở đâu?”

Bài học rút ra: Sẽ ổn khi thêm vào một chút tình cảm với Guerrilla Marketing. Hãy suy nghĩ về những cảm xúc được viện dẫn bởi những gì bạn tạo ra. Sau đó, mời khán giả của bạn tạo nội dung xoayung quanh ý nghĩa thương hiệu mang đến cho đối với họ.

Lời kết: Qua những ví dụ điển hình trên, Advertising Vietnam mong rằng bạn đã hiểu rõ hình thức Guerrilla Marketing và được truyền thêm cảm hứng để quảng cáo cho thương hiệu của mình. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng trong Guerrilla Marketing là tìm hiểu đối tượng của bạn, những nơi mà họ thường xuyên xuất hiện, sau đó bằng một cách độc đáo, sáng tạo nhất truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn. Đừng quấy rối, mà hãy mời họ tham gia cùng chiến dịch nhé!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here