5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

0
578

John A. Deighton, Giáo sư chuyên về quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard, nhận định chiến dịch bầu cử của Donald Trump không nên được coi là một mô hình marketing thành công.

Hướng về những giá trị thiếu lành mạnh

Giáo sư John A. Deighton nhận xét chiến dịch bầu cử của ông Trump không chỉ phi đạo đức mà còn thiếu khôn ngoan. Nó đánh vào các xung đột xấu xí và những giấc mơ ít tốt đẹp của “người tiêu dùng”. Trong khi đó, một nhãn hiệu lại hướng tới một hình ảnh đầy tự hào dù phải trải qua chặng đường gian truân.

Rõ ràng thái độ ghét phụ nữ, bài ngoại và khinh thị những người khuyết tật là các công cụ thu hút “khách hàng” của Trump. Tuy nhiên, chúng khó có thể là yếu tố giữ khách.

Những người tiêu dùng không thể chống lại những cám dỗ tội lỗi nhiều khi ngại thừa nhận lựa chọn của họ trong những cuộc thăm dò dư luận. Họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn sắp xảy ra.

Bán giấc mơ ngay cả khi bạn không có kế hoạch cung cấp

Nếu bạn hứa hẹn về công việc trong những nhà máy thép đã bị phá hủy, các mỏ than đã bị đóng cửa hay bảo hiểm y tế tốt hơn cùng mức thuế thấp, hãy nhớ bản chất của một thương hiệu là lời hứa, một lời hứa lớn.

Hãy gắn thương hiệu của bạn vào một giấc mơ song hãy chuẩn bị một kế hoạch kẻo những khách hàng vui vẻ hôm nay sẽ trở nên giận dữ vào ngày mai.

Chiến thắng bằng bất cứ giá nào

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó.

Quảng cáo tiêu cực càng sinh động, ấn tượng càng kéo dài. Các thương hiệu đều phụ thuộc vào sức khỏe của toàn bộ hệ thống thông qua giá trị được tạo thành và được duy trì.

Khinh miệt với người không phải khách hàng

Trump xa lánh những khách hàng thuộc vùng biên. Tỷ phú 70 tuổi quên rằng những người từ chối thương hiệu ngày hôm nay có thể trở thành khách hàng vào ngày mai.

Nếu học theo chiến dịch của Trump, thị trường sẽ bị chia rẽ một cách khốc liệt.

Nói dối

Mọi ứng viên chuyên nghiệp luôn thương lượng chút ít với hy vọng nhà tuyển dụng sẽ thuê họ. Trong tiếp thị, hy vọng tồn tại dưới dạng nói quá và phóng đại sự thật. Vấn đề là việc chuyển từ nói quá sang nói dối luôn tồn tại.

Nhiều người nghĩ rằng những lời nói phét lớn an toàn hơn những lời nói dối vặt vãnh. Adolf Hitler giải thích hiện tượng đó như sau: “Lời nói dối lớn luôn có một mức độ xác tín nhất định. Con người có xu hướng tin lời nói dối lớn hơn lời nói dối tầm phào, vì họ thường nói dối vặt vãnh trong những vấn đề nhỏ, nhưng sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu đẩy sự dối trá lên mức cao”.

Việc Trump, một nhà tiếp thị, nói dối tới mức nào chỉ là vấn đề quan điểm, song những người muốn học hỏi đạo lý từ phong cách tiếp thị của ông không nên thực hiện nó thường xuyên.

Trong thời gian ngắn, những yếu tố mà tỷ phú sinh năm 1946 sử dụng trong cuộc bầu cử như nói dối, xúc phạm hay hăm dọa có vẻ hiệu quả. Song những điều này có thể gây hại đến thị trường.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here