4 điều marketer cần biết về cập nhật mới của Facebook News Feed

0
605

Facebook ngày hôm qua đã phát đi thông báo về một số thay đổi trong cách sắp xếp các status hiển thị trên trang News Feed của người dùng. Thay vì việc sắp xếp theo trình tự thời gian truyền thống, Facebook giờ đây dựa trên một số tiêu chí từ chính hoạt động của người dùng để đánh giá thứ hạng của các status trước khi hiển thị lên news feed. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động Facebook marketing của các doanh nghiệp và đòi hỏi các marketer cần có một số thay đổi trong cách “làm Facebook”. Tôi xin chia sẻ một số điều các marketer nên biết về sự thay đổi này.

Trước hết cần nêu lý do tại sao Facebook lại thay đổi. Với trung bình 1.500 status đang đợi để được hiển thị trên News Feed của người dùng mỗi lần vào Facebook, rõ ràng là không có mấy người có đủ thời gian để cuộn thanh cuộn mà xem hết được cả. Trung bình người dùng sẽ chỉ xem 57% số status đó. Vậy là có đến 43% status đến từ bạn bè, những fan page họ quan tâm, những tài khoản họ follow không có cơ hội tiếp cận đến họ nếu như chúng được sắp xếp theo trình tự thời gian như hiện tại. Và rõ ràng trong 43% đó, có thể có những status đáng để quan tâm với người dùng. Để tránh việc người dùng phải xem quá nhiều những thông tin “rác”, trong khi lại bỏ lỡ những cập nhật quan trọng, Facebook đã tạo ra sự thay đổi này!

Cách Facebook lọc ra những status “chất lượng” như thế nào? Facebook dựa vào chính hành động của người dùng. Khi người dùng like một status, Facebook hiểu là họ sẽ muốn được xem thêm status đó trong lần tiếp theo. Ngược lại khi người dùng bỏ xem một status bằng cách giấu nó đi, Facebook hiểu là họ không muốn xem nó thêm nữa. Sẽ có khoảng 300 status trong tổng số 1500 status được lọc ra và sắp xếp để hiện thị lên News Feed của người dùng.

Dưới đây là những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến thuật toán sắp xếp một status trên News Feed của người dùng:

– Tần suất người dùng tương tác với đối tượng (bạn bè, fan page, hay tài khoản được follow) đã post status đó.

– Số lượng likes, shares, comments của status đó, đặc biệt là likes, shares, comments đến từ bạn bè của người dùng.

– Loại hình status: nếu người dùng hay tương tác với những status dạng ảnh, thì ảnh sẽ được sắp xếp ưu tiên.

– Status đó có nhiều feedback tiêu cực như là thông báo spam, hoặc bị giấu bởi người khác hay không.

Số lượng like, comment, share trên một post sẽ là tấm vé thông hành đưa post của fan page đến với những người khác, đặc biệt là bạn bè của những fan đã like, comment, share trên đó.

Tôi nhận định rằng việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận công chúng mục tiêu của các post đến từ Facebook fan page của các brands. Dưới đây là 4 gợi ý dành cho các marketer để có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội tuyệt vời:

1. Đối thoại thường xuyên với fan: Chúng ta không cần quá chú trọng đến việc đón những “khung giờ vàng” – những lúc mà công chúng mục tiêu online Facebook đông nhất – để post nữa. Thay vào đó chúng ta chú trọng nhiều hơn đến việc tương tác và đối thoại thường xuyên với từng fan qua các status của fan page. Điều này giúp tăng tần suất tương tác – một trong những tiêu chí quan trọng để được hiển thị trong top những status mà người dùng sẽ thấy hàng ngày.

2. Nội dung thu hút tương tác cao: Số lượng like, comment, share trên một post sẽ là tấm vé thông hành đưa post của fan page đến với những người khác, đặc biệt là bạn bè của những fan đã like, comment, share trên đó. Do đó, các marketer cần trang bị những nội dung đủ sức thu hút fan không chỉ đọc hay xem, mà còn tương tác ngược lại với like, comment, share. Tăng lượt share, hay cách tạo ra những nội dung hiệu quả và khác biệt trên Facebook là những điều các marketer nên trang bị cho mình.

3. Tập trung vào photo: Các fan page nên tiếp tục khai thác các loại nội dung nhận được nhiều tương tác. Thông thường ảnh vẫn là loại hình nội dung được tương tác nhiều nhất trên Facebook. Đừng post một status chỉ có text, sẽ mang lại ít tương tác hơn từ người xem.

4. Đừng quảng cáo quá lố: Và cuối cùng, chúng ta không đưa những nội dung ít giá trị cho công chúng mục tiêu, và đặc biệt tránh xa những nội dung quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ một cách “thô kệch”. Điều này sẽ chỉ làm tăng số lượng feedback xấu hay người dùng chán nản mà báo cáo spam một cách lạnh lùng

Dẫu sao, những thay đổi này của Facebook đã thách thức những người làm social media marketing cần đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nội dung cũng như sẵn sàng đối thoại nhiều hơn với từng công chúng mục tiêu.

Đối với người đọc, bạn đánh giá như thế nào về sự thay đổi này đối với các hoạt động Facebook marketing? Tôi rất sẵn sàng lắng nghe thêm ý kiến của các bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here