3 bài học thành công từ nhà sáng lập của Nike

0
826

Cuốn tự truyện “Shoe Dog” của Phil Knight, nhà sáng lập hãng Nike, là một trong những tác phẩm bán chạy nhất trong năm 2016, và được cả Warren Buffett lẫn Bill Gates hết lời ca ngợi.

Trong cuốn tự truyện này, Phil Knight đã kể lại cuộc hành trình từ lúc ông còn phải vay mượn của cha mình 50 USD để đăng ký thành lập công ty, cho tới lúc trở thành chủ của một thương hiệu trị giá hàng tỷ USD.

Dưới đây là 3 bài học đáng chú ý nhất từ “Shoe Dog”:

1. Bạn phải luôn giữ niềm tin, vì thành công không phải là thứ có thể đến sau một đêm

“Hãy tìm kiếm một tiếng gọi. Thậm chí nếu bạn chưa hiểu ý nghĩa của nó, hãycứ đi tìm. – Phil Knight.

Điều gì đã khiến một ý tưởng khởi nghiệp điên rồ của chàng thanh niên Phil Knight trở thành một nhiệm vụ phải làm cho bằng được? Lúc khởi nghiệp và bắt đầu tự sản xuất những đôi giày vào năm 1962, Knight biết rằng đó không phải là một lựa chọn bình thường cho một chàng trai vừa tốt nghiệp trường kinh doanh khi ấy. Nhiều người xem điều đó là điên rồ, nhưng ông vẫn tin rằng mình có thể làm được, và theo đuổi đến cùng ý tưởng của mình khi có rất ít người xung quanh đặt niềm tin vào ông.

Phải mất 5 năm trước khi Knight từ bỏ hẳn công việc toàn thời gian của mình và thuyết phục được cha mình rằng đó là một dự án đáng để theo đuổi; rồi phải mất thêm 2 năm nữa trước khi công ty của Knight đổi tên thành Nike như ngày nay.

Phil Knight và những đôi giày đầu tiên của mình. 

Trước khi tổ chức IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào năm 1980, Nike cũng có tới vài lần suýt phá sản. Từ đó cho đến nay, giá trị cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 700 lần.

“Vào một buổi sáng năm 1962, tôi tự nhủ: Hãy để mọi người gọi ý tưởng của bạn là điên. . . và cứ tiếp tục thôi. Đừng dừng lại. Thậm chí đừng nghĩ đến việc dừng lại cho đến khi bạn thực hiện được giấc mơ của mình, và đừng nghĩ nhiều tới việc đích đến là ở đâu. Dù cho bất cứ điều gì đến với bạn, đừng bao giờ dừng lại.” – Phil Knight.

Vậy Knight đã thực hiện điều đó như thế nào? Làm thế nào ông có thể kiên trì lâu như vậy? Ông đã làm theo lời trái tim mách bảo và tin tưởng rằng cuối cùng tất cả sẽ thành công.

“Nếu bạn theo đuổi tiếng gọi từ trái tim mình, sự mệt mỏi sẽ dễ chịu hơn, sự thất vọng sẽ trở thành nguồn nhiên liệu và những khó khăn sẽ chẳng là gì cả. – Phil Knight.

2. Hãy trở thành bậc thầy về nghệ thuật kể chuyện

“Những người kể chuyện giỏi luôn có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn người khác. Họ sẽ tuyển dụng tốt hơn, họ sẽ luôn là tâm điểm của báo giới. Họ sẽ huy động vốn dễ dàng hơn và thu về nhiều hơn, họ sẽ có các đối tác kinh doanh tuyệt vời, và họ sẽ xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp vững vàng và gắn bó. Trên hết, họ có nhiều khả năng mang lại rất nhiều lợi nhuận.” – Bill Gurley, Đồng sáng lập tại quỹ đầu tư mạo hiểm Benchmark

Knight là một người kể chuyện cực giỏi. Cuốn sách của Knight dẫn đắt người đọc đi qua những thăng trầm và những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời ông. Theo suốt cuốn tự truyện, chúng ta dần dà trở thành người ủng hộ Knight ngay cả khi Knight làm những việc “ngoài vòng pháp luật”, vì thấy ông là kẻ yếu thế trong một thế giới bị thống trị bởi những gã khổng lồ như Adidas, Puma và các nhà sản xuất Nhật Bản.

Knight kể rằng ông đã “mượn tạm” tài liệu từ cặp táp của đối tác sản xuất tại Nhật Bản, để xác nhận thông tin rằng nhà cung cấp này có ý định bỏ rơi công ty của ông. Knight sử dụng thông tin này để tự bảo vệ bản thân, tạo ra một nhãn hiệu giày mới mang tên Nike và chuyển địa điểm sản xuất sang nơi khác. Dĩ nhiên là hành động của Knight là không hợp pháp, và điều này đã dẫn đến một vụ kiện tụng khá nhiều kịch tính. Với khả năng kể chuyện tuyệt vời, Knight khiến người đọc giữ thái độ ủng hộ ông trong suốt diễn biến của câu chuyện này.

“Kể chuyện chính là khả năng gây cảm hứng cho những người khác muốn biếncâu chuyện đó trở thành sự thật” – Andy Raskin, Nhà tư vấn.

Nếu Knight có thể khiên người đọc tham gia vào cuộc hành trình của mình một cách hứng khởi như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về việc ông đã làm điều tương tự với các nhân viên và đối tác kinh doanh của mình. Hai nhân viên đầu tiên của Nike đã không nhận lương hàng tháng vì họ thấy rằng công ty cần phải tiết kiệm tiền cho kế hoạch kinh doanh trước mắt. Kngith cũng đã cứu công ty khỏi bị phá sản bằng cách tìm được cách buộc các công ty tài chính Nhật phải trả nợ thay cho Nike. Nhờ vào biệt tài ăn nói đó, Knight có được những nhân sự xuất sắc và luôn trung thành với ông trong suốt nhiều năm.

3. Sẵn lòng trao cơ hội cho người khác

“Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” – Ngạn ngữ Châu Phi.

Thay vì thuê một người nào đó cho một công việc cụ thể, Knight sẽ sẵn sàng đón nhận mọi nhân sự tài năng mà ông gặp được, từ đó ông sẽ tạo ra những vai trò phù hợp với họ nếu cần thiết. Những nhân viên đầu tiên của Knight đều là những người có chung niềm đam mê hoặc giá trị với ông, và có tiềm năng phát triển trong công việc của họ. Một ví dụ điển hình như vậy là Rob Strasser, vốn được Knight thuê về làm cố vấn pháp lý đầu tiên của Nike trước khi trở thành lãnh đạo bộ phận tiếp thị của hãng. Được gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các giá trị chung, đội ngũ sáng lập của Nike có thể được coi là “bất khả chiến bại”.

“Đừng chỉ vẽ người khác phải làm việc thế nào, mà hãy nói cho họ biết phải làm gì và rồi bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì họ làm được. – Phil Knight.

Bằng cách sắp xếp đội ngũ nhân sự xoay quanh một mục đích chung, và sẵn sàng bàn giao lại các trách nhiệm cốt lõi, Knight đã tạo điều kiện cho mọi người phát huy tối đa năng lực. Ví dụ nổi bật nhất về điều này chính là nhân viên đầu tiên của Nike là Jeff Johnson, người hàng ngày báo cáo cho Knight biết về tình hình kinh doanh, để từ đó Knight có thể góp ý hoặc hỗ trợ thêm nếu thấy cần thiết. Ít khi Knight trả lời lại, nhưng bằng cách đó, ông đã cho Johnson quyền tự do làm những gì mình muốn. Kết quả là Johnson đã chủ động điều hành các chiến dịch tiếp thị đầu tiên của công ty, và thách thức Knight mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên chuyên về giày thể thao ở Mỹ.

Việc dám “đặt cược” vào những nhân sự tài năng, trao cho họ sự tự do và trách nhiệm cần thiết đã cho phép Knight biến ý tưởng điên rồ cách đây hơn 50 năm của mình thành một đế chế hưng thịnh có trị giá 93 tỷ USD của ngày hôm nay.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here